Mới đây, Bộ Y tế đă ra khuyến cáo về những phải ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin nCoV, nếu có người dân phải báo bác sĩ ngay.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3588 về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine pḥng COVID-19.
Trong quyết định này, Bộ Y tế lưu ư, khi thấy một trong 8 dấu hiệu sau, người được tiêm vaccine COVID-19 cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện:
- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li b́; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, kḥ khè, tím tái;
- Toàn thân:
Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngă, mệt bất thường
Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn.
Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Người dân cũng cần lưu ư chuẩn bị 5 điều sau trước khi tiêm
Trước khi tiêm: Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như CMT/CCCD hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.
Trong ngày đến tiêm: Khai báo y tế trước khi đến trung tâm, mang khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K và ăn uống đầy đủ.
Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo các thông tin cần thiết.
Cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân như: T́nh trạng sức khỏe hiện tại; Những bệnh mạn tính đang được điều trị; Các thuốc và liệu tŕnh điều trị được sử dụng gần đây.
Ngoài ra cũng nên cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào. Nếu là lần tiêm thứ 2, người tiêm nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm chủng trước.
Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về t́nh trạng nhiễm virus hoặc mắc nCoV (nếu có); Các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong ṿng 14 ngày qua; T́nh trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu người tiêm là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ);
Người tiêm cũng nên chủ động t́m hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế: Thông tin liên quan đến vắc xin pḥng nCoV sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo; Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết; Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí.
Đến nay, Việt Nam đă nhận được hơn 14 triệu liều vắc xin nCoV từ nhiều nguồn khác nhau. Nước ta cũng đă thực hiện tiêm chủng trên 4,7 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4,3 triệu liều, tiêm mũi 2 là hơn 4 trăm ngàn liều.