Cư dân ở vùng Tây Bắc nước Mỹ đang oằn ḿnh chịu đựng một đợt nóng chưa từng có tràn vào khu vực vốn có thời tiết mát mẻ vào mùa hè, khiến trường học và cơ sở kinh doanh phải đóng cửa và một số nơi mất điện do nhu cầu dùng điện tăng vọt.
Đợt nóng di chuyển sâu hơn vào đất liền hôm 29/6 sau khi ập xuống các thành phố đông dân như Seattle ở bang Washington và Portland ở bang Oregon, những nơi mà liên tiếp mấy ngày trước đó chứng kiến nhiệt độ cao kỉ lục vượt xa 37,7 độ C.
Thành phố Seattle đạt mức nóng kỉ lục mọi thời đại hôm 27/6 là 40 độ C, nhưng ngay sau đó, tối 28/6, con số này đă lên tới 42 độ C.
Tại Portland, nhiệt độ hôm 28/6 lên tới 46,6 độ C sau khi đạt kỉ lục 42 độ C hôm 26/6 và 44 độ C hôm 27/6.
Chưa bao giờ nhiệt độ lên cao như vậy ở một khu vực nổi tiếng nhiều mưa vốn có nhiệt độ tháng 6 giống tháng 1 v́ mưa phùn mát mẻ. Nhiệt độ cao trung b́nh của Seattle vào tháng 6 là khoảng 21,1 độ C. Chưa tới phân nửa cư dân trong thành phố có máy điều ḥa nhiệt độ, theo dữ liệu Khảo sát Dân số Hoa Kỳ.
Đợt nóng đă buộc các trường học và các cơ sở kinh doanh đóng cửa đầu tuần này để bảo vệ nhân viên và khách, kể cả một số nơi như hồ bơi ngoài trời và quán kem, những nơi mà mọi người t́m đến để giải nhiệt. Các điểm xét nghiệm COVID-19 và các đơn vị tiêm chủng lưu động cũng không hoạt động.
“Tôi ở đây đă 46 năm rồi, đây là lần đầu tiên thấy nóng dễ sợ thiệt,” ông Bùi Đức Ly, cư dân Seattle, chia sẻ.
Ông so sánh thành phố này với thành phố Đà Lạt ở Việt Nam, nơi thu hút du khách với khí hậu mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Nhưng nhiệt độ ở Seattle mấy ngày qua giống hệt như ở Sài G̣n v́ “cứ tắm ra là đổ mồ hôi,” ông nói.
“Tôi ở nhà này hai mươi mấy năm rồi nhưng mà chưa bao giờ sử dụng máy lạnh cho đến ngày hôm qua, tại v́ ở đây mở cửa ra là gió biển thổi vô là thoáng mát liền không cần máy lạnh mặc dù có máy lạnh.”
Đợt nóng gây ra bởi một hiện tượng mà các nhà khí tượng học mô tả là một ṿm áp suất bao phủ vùng Tây Bắc và trở nên trầm trọng hơn v́ biến đổi khí hậu do con người gây ra, khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy xảy ra thường hơn và dữ dội hơn.
Tại Portland, dịch vụ tàu điện chở khách bị đ́nh chỉ hôm 29/6 v́ dây cáp điện nóng chảy và nhu cầu điện tăng mạnh.
Ông Từ Đức Tháo, cư dân Portland, cho biết trong suốt 30 năm ở Mỹ ông chưa từng trải qua đợt nóng nào như những ngày qua. Nhiệt độ ở thành phố này từng lên tới trên 40 độ C trong khoảng năm 1994-1995 nhưng đó vẫn thấp hơn nhiều so với mức hơn 46 độ C hôm 28/6, ông cho biết.
“Nhà tôi đêm hôm qua 2-3 giờ sáng mà vẫn nghe A/C [máy điều ḥa] chạy liên tục,” ông nói. “Cái ǵ mà làm việc quá nhiều quá tải th́ cũng bị hư cho nên đêm qua tôi lo lắm, tôi nằm mà tôi lo, nói là chà rồi đây ngày mai ḿnh có A/C để dùng hay không hay là A/C sẽ bị hư.”
Ông cũng cho biết thời tiết nóng đă buộc nhà chức trách địa phương hủy những sự kiện bắn pháo hoa mừng Lễ Độc lập của Mỹ sắp tới vào ngày 4 tháng 7 v́ lo ngại về nguy cơ hỏa hoạn.
“Chính phủ các quận người ta cũng ngỏ lời xin lỗi các doanh nghiệp đang bán pháo bông, các tổ chức bất vụ lợi nhân dịp mừng Quốc khánh bán pháo bông để mà gây quỹ. Thấy cũng là một điều không làm mọi người vui lắm, v́ tiểu bang cũng đă mở cửa cho các sinh hoạt có tính cách cộng đồng dần dần trở lại mà bây giờ lại không cho đốt pháo bông nữa.”
Giữa nhu cầu tiêu thụ điện tăng vọt để tránh nóng, Avista, công ty năng lượng của bang Washington, ngày 29/6 yêu cầu khách hàng chuẩn bị cho những đợt cúp điện nữa sau khi một số nơi bị mất điện vào tối ngày hôm trước.
Công ty cho biết kế hoạch cúp điện “là biện pháp bảo vệ nhằm giảm thiểu tác động của khách hàng, giảm bớt căng thẳng cho hệ thống điện và ngăn ngừa thiệt hại lớn cho hệ thống có thể dẫn đến mất điện kéo dài.”
Avista kêu gọi tất cả 400.000 khách hàng của họ ở các bang Washington, Idaho và Oregon tiết kiệm năng lượng và cảnh báo rằng phần lớn trong số khoảng 8.000 căn nhà và cơ sở kinh doanh bị mất điện ngày 28/6 có thể lại bị mất điện vào ngày 29/6.
Công ty cho biết điện sẽ cúp trong khoảng thời gian nhắm mục tiêu là từ 1 giờ chiều tới 8 giờ tối (giờ địa phương) và dự kiến sẽ kéo dài trong một tiếng đồng hồ.
|