Chuyện mua vé máy bay về Việt Nam là mối quan tâm hàng đầu của người Việt đang sinh sống ở hải ngoại hiện nay, bởi “đường hàng không mở lại rồi ḱa! Mau đi mua vé về Việt Nam các ‘chế’ ơi!” Tin nhắn của một facebooker mới post lên một lúc đă có hàng trăm người vào “like” hoặc nhắn “comment” (b́nh luận).
Đại lư bán vé máy bay Titan “cửa đóng then cài.” H́nh chụp trưa ngày 6 Tháng Tư. (H́nh: Đoan Trang)
Nhưng thực hư ra sao?
Ngồi trên đống lửa, ngóng tin
Nghe tin có nhiều cư dân ở Mỹ được chích ngừa COVID-19 và nếu “những ai chích ngừa đầy đủ, có thể đi du lịch” khiến bà con người Việt ở các nơi rạo rực như đang “mong mẹ về chợ.” Trong số ấy có bà Loan Trần, nhà ở thành phố Fullerton.
Tháng Hai năm ngoái, khi bà Loan c̣n đang “về quê ăn Tết” ở Sài G̣n, con gái bà đổi vé máy bay, kêu bà cấp tốc trở lại Mỹ.
Bà tâm sự với nhật báo Người Việt: “Đáng lư ra vé của tôi là Tháng Tư mới về, nhưng nó gọi điện thoại kêu tôi phải đi gấp v́ dịch bệnh tăng quá, nước Mỹ đóng cửa, nếu không vô kịp là… khỏi qua luôn. Tôi chẳng sợ dịch, nhưng nhớ mấy đứa cháu ngoại, tôi trở lại Mỹ mà không kịp chuẩn bị ǵ.”
Bà Loan được con gái bảo lănh hồi năm 2018. Vừa cầm được thẻ xanh, bà đ̣i về v́ “ở đây như ở tù, ‘tiếng tăm’ không rành, không biết chạy xe, đi đâu cũng phải nhờ con cái đưa đi, phiền phức quá,” bà Loan kể.
Tết 2019, được “con cho về” ăn Tết, bà Loan mừng như “bắt được vàng.” Năm đó, cô con gái mở tiệm nail nên khi quay trở lại, bà lo phụ con ở tiệm.
Công ty du lịch Bolsa Travel trên đường Bolsa đóng cửa nhưng vẫn chưa bán vé dù dời văn pḥng đi nơi khác. H́nh chụp trưa ngày 6 Tháng Tư. (H́nh: Đoan Trang)
“Nó kêu tôi đi học lấy bằng nail v́ sợ ‘state board’ xuống xét,” bà Loan kể. “Tôi cũng ráng, mà học hôm trước, hôm sau quên tiệt. Thi ba lần, rớt cả ba. Năm ngoái dịch bệnh nên tiệm đóng cửa suốt. Từ khi được mở lại, nó lại kêu tôi học nữa. Lần này tôi nhất định không học. Hơn 65 tuổi đầu, học ǵ nữa chứ. Tôi về! Dứt khoát!”
Hôm chích xong mũi vaccine thứ hai, bà Loan một mực kêu con gái mua vé cho bà về. Khổ một nỗi, có ai bán đâu mà mua!
Cũng v́ dịch bệnh, người cháu của ông Tony Vơ ở Seal Beach “bị kẹt” từ năm ngoái, rất nôn nóng để được… hồi hương.
Ông Tony kể: “V́ sang đây du lịch nên cháu tôi không thể đi làm. Bị cách ly, không ra đường được, thỉnh hoảng nó nổi khùng, tôi cũng mệt v́ nó. Tôi lên trang web của Tổng Lănh Sự Quán Việt Nam ở San Francisco đăng kư cho nó rồi, mà chờ hoài không thấy ai kêu. Cả nhà tôi mấy tuần này cứ như ngồi trên đống lửa ngóng tin.”
Trang web của hăng United, bán vé bay từ phi trường Los Angeles về phi trường Tân Sơn Nhất, quá cảnh tại phi trường San Francisco và Singapore. (H́nh chụp qua trang web)
Tranh thủ… chào giá vé “siêu yêu”
Không phải tự nhiên mà gia đ́nh ông Tony và nhiều người khác đang “ngồi trên đống lửa” ngóng tin để mua vé về Việt Nam.
Nói chuyện với nhật báo Người Việt, ông Tony chuyển đường link bán vé máy bay, với nội dung quảng cáo: “Tất cả các nước Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada…. về Việt Nam không cần đăng kư qua Đại Sứ Quán, không cần qua Văn Pḥng Chính Phủ,… hồ sơ đơn giản, giải quyết nhanh chỉ 7 ngày, có thể mua bất kỳ chuyến bay nào, ở khách sạn 2345 sao, tùy mong muốn của khách, chỉ từ 1xxx$ $. Trọn gói giá siêu yêu.”
“Tôi không mấy tin tưởng ở người này. Đọc trên báo Người Việt, thấy Việt Nam đă cho vào đâu mà bán vé siêu này siêu nọ,” ông Tony nói.
Một số nơi khác, ghi rơ giá vé “không cần qua Đại Sứ Quán, Lănh Sự Quán” là $5,000 bao trọn gói. Nhiều người để lại lời b́nh luận: $5,000 là c̣n rẻ, người nhà tôi phải bay với giá $6,000. Nhưng $6,000 cũng được cho là “hên lắm mới có giá đó” v́ đă có người phải trả $11,000 để bay một chiều từ Mỹ về Việt Nam.
Chuyến bay của hăng United cho phép chọn ghế ngồi. (H́nh chụp qua trang web)
Chị Phương Ngô, chủ đại lư vé máy bay Titan, kể với nhật báo Người Việt, ngày nào chị cũng nhận được mấy chục cú điện thoại để hỏi đặt vé máy bay về Việt Nam.
“Có người nói chắc như đinh đóng cột, rằng người đă có ‘sổ thông hành vaccine’ (vaccine passport) là có thể vào Việt Nam rồi,” chị Phương nói tiếp. “Trời, tôi làm nghề c̣n chưa biết vụ đó. Nhiều khách gọi tới, vặn vẹo là người ta bán vé hà rầm rồi mà tôi chưa chịu bán. Thiệt khổ, ai chẳng muốn bán được vé chứ, nhưng bán rồi không bay được, đổi đi đổi lại rất mất công, mà có khi c̣n bị phạt.”
Sau hơn một năm phải đóng cửa, cho đến nay, đại lư của chị Phương vẫn… cửa đóng then cài. Chị cho biết chỉ ra tiệm khi có hẹn với khách đến làm giấy tờ cho các dịch vụ khác mà thôi.
Một nhân viên Cali Travel trả lời điện thoại của chúng tôi, cho biết anh chỉ nghe điện thoại hỗ trợ, c̣n đại lư trên đường Bolsa hiện đang đóng để trả lại mặt bằng.
“V́ chưa bán vé máy bay nên dù dọn sang văn pḥng mới trên đường Hoover, sớm lắm đến cuối Tháng Tư chúng tôi mới mở lại,” nhân viên này cho biết thêm.
Phi trường Los Angeles. (H́nh minh họa: Chuttersnap/Unsplash)
Chờ hơn năm rồi, ráng… chờ thêm!
Trong khi đó, một số hăng hàng không đă thông báo bán vé về Việt Nam. Khi vào trang web của hăng United, một trong những hăng hàng không của Mỹ, th́ thấy vé máy bay về Việt Nam “available” (có sẵn) từ ngày 6 Tháng Tư đến đầu Tháng Tám.
Thử chọn bay ngày 7 Tháng Tư và trở về ngày 7 Tháng Năm th́ thấy giá vé hai chiều là $5,863.65, bay từ phi trường Los Angeles (LAX) về tới phi trường Tân Sơn Nhất (SNG), quá cảnh tại hai nơi, San Francisco (SFO) và Singapore (SIN). Thậm chí trên trang web này c̣n cho chọn ghế ngồi, nhưng ghi rơ “Book a flight today and change it with no change fee.” (Đặt vé hôm nay và thay đổi mà không bị tính lệ phí.)
Chị Phương nói: “Họ vẫn cứ cho ḿnh mua, nhưng chắc chắn chưa bay được, v́ Việt Nam chưa cho vào. Thậm chí đến cuối năm nay có khi c̣n chưa vào được.”
Phi trường Los Angeles trong mùa COVID-19. (H́nh minh họa: Đoan Trang)
Ở các hăng khác như American Airlines hoặc Eva Air, các chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam đều chưa hiện lên trên trang web.
Chị Minh Phạm, ở Westminster, có vẻ khá rành tin tức, đưa ra lời khuyên cho những người đang sốt ruột, nôn nóng mà chị gọi là “mót” về Việt Nam: “Hiện nay chỉ có chuyến bay chuyên gia, người hồi hương thôi. Loại vé này muốn xuất, phải đáp ứng các điều kiện sau: Công văn chính phủ, đặt khách sạn 14 ngày, bao gồm ăn ba bữa/ngày, xe đưa đón từ sân bay về khách sạn, xét nghiệm COVID-19 hai lần theo quy định của chính phủ. Nhưng giá cao lắm à nghe. Các dịch vụ không cần qua cơ quan ngoại giao Việt Nam cũng có, và giá vé cũng trên trời, có khi lên đến mười mấy ngàn đồng cho vé “một đi không trở lại” (vé một chiều). Ai có chuyện gấp gáp và… dư tiền th́ t́m đến mấy dịch vụ đó. C̣n ‘mót’ lắm th́ cũng ráng chờ. Đă chờ hơn năm nay rồi, ráng thêm mấy tháng nữa đi.”
Cho đến thời điểm này, theo thông tin chính thức từ trang web của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn đang đóng các đường bay thương mại quốc tế thường lệ, và chỉ giải quyết các “chuyến bay giải cứu.”
Khách du lịch tại phi trường trong mùa COVID-19. (H́nh minh họa: cedars-sinai.org)
Trước t́nh h́nh dịch bệnh tại Mỹ đang có chiều hướng gia tăng trở lại, nguy hiểm hơn là loại virus biến thể đă “có mặt” tại 50 tiểu bang, trong khi Việt Nam vẫn đang kiểm soát khá tốt t́nh h́nh dịch bệnh, số ca nhiễm mới không nhiều, khiến người Việt ở hải ngoại càng nôn nao muốn hồi hương sớm.
Nhưng vào thời điểm này, lời khuyên vẫn là “có ‘mót’ lắm cũng phải ráng chờ,” v́ cơ chế “sổ thông hành vaccine” để mở lại đường hàng không quốc tế đi và đến Việt Nam, cũng mới chỉ là đề nghị mà thôi. [đ.d.]