Một chuyên gia kinh tế nhận định rằng, cộng đồng người Việt vốn chủ yếu làm ăn nhỏ và họ nên tranh thủ khung thời hạn hai tuần để xin tiền cứu trợ, với việc Tổng thống Joe Biden công bố những thay đổi nhằm giúp các tiểu thương yếu thế nhất được vay tiền cứu trợ dịch Covid-19 là ‘hết sức có ư nghĩa’ đối với tiểu thương yếu thế.
Người Việt ở Mỹ chủ yếu làm ăn nhỏ như mở nhà hàng, tiệm làm móng, tiệm hớt tóc
Hôm 22/2, Tổng thống Mỹ công bố các thay đổi đối với Chương tŕnh bảo vệ tiền lương (PPP) và mở một khung thời gian kéo dài hai tuần để chỉ cho các tiểu thương quy mô ít hơn 20 nhân viên đăng kư vay.
Chương tŕnh này, vốn được đưa ra lần đầu tiên trong gói cứu trợ CARES hồi năm ngoái, cho phép các tiểu thương ít hơn 500 nhân viên vay số tiền lên đến 2,5 lần tổng chi phí trả lương cho nhân viên và sẽ được miễn nợ sau đó nếu như các doanh nghiệp chứng minh rằng họ dùng số tiền đó để trả lương và không sa thải nhân công giữa lúc dịch bệnh.
Tuy nhiên, khi triển khai chương tŕnh PPP th́ chỉ có tiểu thương cỡ lớn mới tiếp cận khoản vay này và đại đa số tiểu thương rất nhỏ, vốn là h́nh thức làm ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt, không tiếp cận được.
Các thay đổi
“Các doanh nghiệp nhỏ là động cơ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước chúng ta. Họ là chất kết dính, là trái tim và linh hồn của cộng đồng chúng ta. Nhưng họ đang bị nghiền nát,” ông Biden phát biểu ở Nhà Trắng để công bố những thay đổi.
Trong số những thay đổi mà ông Biden đă công bố là khung thời gian 14 ngày, bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng ngày 24/2 mà khi đó chỉ có các doanh nghiệp có ít hơn 20 nhân viên mới có thể nộp đơn xin cứu trợ. Khung thời gian này kết thúc vào lúc 5 giờ chiều ngày 9/3. Giới chức nói rằng điều này sẽ cho phép các ngân hàng tập trung vào phục vụ các doanh nghiệp nhỏ nhất.
Các thay đổi cũng nhằm giúp các doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu, những người làm việc theo hợp đồng và những người tự kinh doanh nhận được nhiều sự hỗ trợ tài chính hơn bằng cách sửa đổi công thức tính số tiền cho vay của chương tŕnh.
Ông Biden cũng loại bỏ các hạn chế ngăn cản các tiểu thương có tiền án nhưng không phải án gian lận được cứu trợcũng như điều khoản ngăn các tiểu thương không trả đúng hạn khoản vay thời học đại học xin cứu trợ.
Ngoài ra, ông cũng cố gắng giúp những người có thẻ xanh hoặc có thị thực dễ dàng nhận được viện trợ hơn. Giới chức cho biết các tiểu thương cư dân hợp pháp ở Mỹ chưa có mă số thuế có thể sử dụng Mă số nhận dạng nộp thuế cá nhân (ITN) để đăng kư.
Chương tŕnh PPP đă được rót 284 tỷ đô la cho các khoản vay dành cho tiểu thương trong khuôn khổ gói cứu trợ trị giá 900 tỷ đô la được thông qua hồi tháng 12 năm ngoái và được khởi động lại vào ngày 11/1.
Giới chức Mỹ cho biết trong tháng đầu tiên mở lại, Cục quản lư doanh nghiệp nhỏ, tức SBA, đă phê duyệt khoảng 134 tỷ đô la các khoản vay không hoàn lại cho khoảng 1,8 triệu doanh nghiệp nhỏ với số tiền vay trung b́nh khoảng 74.000 đô la. Khoảng 80% các khoản vay này là dành cho các tiểu thương thuê mướn ít hơn 10 nhân viên.
Nếu được thông qua, gói cứu trợ mới nhất trị giá 1,9 ngh́n tỷ đô la của Tổng thống Biden, vốn sẽ được biểu quyết tại Hạ viện vào cuối tuần này, cũng sẽ cộng thêm 7 tỷ đô la nữa vào chương tŕnh PPP.
Chương tŕnh Bảo vệ Tiền lương đă được các nhà lập pháp ở cả hai đảng ủng hộ và ông Biden đă cố gắng đánh vào điều này để vận động cho gói cứu trợ 1,9 ngh́n tỷ đô la của ông.
‘Rất có lợi cho người Việt’
Trao đổi với VOA từ bang Texas, Giáo sư-Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, hiện giảng dạy chương tŕnh Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường sau đại học Keller về Quản lư, nhận định rằng chương tŕnh ‘rất có ư nghĩa với các tiểu thương’ và ‘đặc biệt có ích cho các tiểu thương gốc Việt’.
“Tiểu thương chiếm trên 50% công ăn việc làm ở Mỹ, trong số đó, số tiểu thương cực nhỏ với quy mô ít hơn 20 nhân viên chiếm 98% tổng số tiểu thương ở Mỹ,” ông Lộc cho biết.
Tuy nhiên, trong gói cứu trợ PPP lần đầu hồi tháng Ba năm ngoái, có ‘chưa tới 50% tiểu thương được cứu trợ’, theo lời ông. “Số tiểu thương thuộc các sắc dân thiểu số hay ở các vùng xa xôi hẻo lánh nhận được cứu trợ c̣n ít hơn nữa,” ông nói.
Theo giải thích của ông th́ nguyên do là những hạn chế như những người có tiền án, những người chưa trả hết nợ sinh viên th́ không được vay. Bên cạnh đó, có nhiều tiểu thương thuộc sắc dân thiểu số không rành tiếng Anh, không nắm thủ tục giấy tờ nên họ thấy rắc rối quá nên họ ‘thôi, không xin’. Ngoài ra, ở những vùng xa xôi, các nhà băng không mặn mà ǵ với việc cho các tiểu thương vay.
Một lư do rất quan trọng nữa vốn dính đến nhiều tiểu thương gốc Việt là họ đa phần không có nhân viên chính thức, mà thuê mướn theo kiểu thời vụ và trả lương bằng tiền mặt nên không có hồ sơ giấy tờ chứng minh số tiền mà họ bỏ ra để trả lương để dùng làm cơ sở tính số tiền được vay, Giáo sư Lộc giải thích thêm.
Khi đó, họ phải dựa trên lợi nhuận ṛng, tức ‘net profit’, sau khi trừ hết chi phí để làm cơ sở xin vay nên số tiền được vay ‘rất ít’.
Tiến sĩ Lộc nhận định rằng với những thay đổi này, chính quyền Biden đang nhằm giúp đỡ các tiểu thương yếu thế nhất, những người mà theo ông ‘chủ yếu là doanh nghiệp gia đ́nh, vợ chồng con cái ra làm ăn cùng với một vài người bạn’.
“Những người này hiện giờ sống qua ngày. Phần lớn họ đă khánh tận rồi,” ông cho biết.
Ông nh́n nhận cộng đồng người Việt sẽ hưởng lợi rất nhiều từ những thay đổi trong gói PPP này v́ đặc thù của người Việt là làm ăn nhỏ, chủ yếu mở nhà hàng, tiệm tóc, tiệm làm móng, thuê mướn chưa tới 20 người và trả lương bằng tiền mặt.
“Điều quan trọng là phải nhờ văn pḥng dịch vụ điền hồ sơ xin vay cho nếu ḿnh không rành tiếng Anh hay thủ tục giấy tờ,” Tiến sĩ Lộc khuyên và cho biết thủ tục xin vay ‘rất đơn giản’.
Do thời gian để xin gấp gáp, chỉ có hai tuần, nên ông kêu gọi các tiểu thương người Việt tranh thủ nộp hồ sơ xin vay. Nếu thiếu giấy tờ ǵ ‘th́ cứ nộp trước cho đúng hạn rồi sẽ bổ sung sau’.
“Không nhất thiết phải xin vay ở ngân hàng của ḿnh. Đôi khi ngân hàng của ḿnh là những nhà băng lớn họ không ưu tiên cho tiểu thương vay. Ḿnh nên đi những ngân hàng rất nhỏ th́ họ làm nhanh hơn,” ông nói.