Ngoại trưởng Sri Lanka cho biết Trung Quốc có thể gia hạn hợp đồng thuê cảng Hambantota lên 198 năm.
Cảng Hambantota là một trong những dự án hàng đầu trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, từ năm 2005 đến 2015. Nắm bắt được mong muốn của nhà lănh đạo Sri Lanka muốn phát triển quê nhà Hambantota của ông thành trung tâm du lịch và thương mại đẳng cấp quốc tế, Trung Quốc đă lập tức tiếp cận và hành động.
Thỏa thuận cho thuê cảng - được chính phủ tiền nhiệm kư kết vào năm 2017 để lấy tiền trang trải các khoản nợ đối với Trung Quốc - đă trở thành tâm điểm chú ư của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh Bắc Kinh bị cáo buộc đang sử dụng "ngoại giao bẫy nợ" để gây ảnh hưởng địa chính trị.
Cảng Colombo do Trung Quốc xây dựng ở Sri Lanka
Khi thỏa thuận được kư, có không ít ư kiến chỉ trích mạnh mẽ rằng nơi đây rốt cuộc sẽ trở thành "thuộc địa" của Trung Quốc. Nhiều người ở thủ đô Colombo đă xuống đường biểu t́nh phản đối. Họ nghi ngờ Trung Quốc có thể sử dụng cảng nước sâu đủ năng lực tiếp đón những tàu chở hàng lớn nhất thế giới này làm căn cứ quân sự.
Vị trí của cảng Hambantota ở cực nam của Sri Lanka và nh́n ra các tuyến đường biển quan trọng của Nam Á khiến nó trở thành một trung tâm hàng hải quan trọng tiềm năng ở Ấn Độ Dương.
Sri Lanka đă nhận khoản vay 1,4 tỉ USD từ Trung Quốc để xây dựng cảng biển được đánh giá là cảng lớn nhất ở Nam Á này. Tuy nhiên, chính phủ Sri Lanka không có khả năng chi trả khoản nợ nên đă kư một hợp đồng trị giá 1,1 tỉ USD cho phép Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm để giúp nước này giảm nhẹ số nợ.
Hai năm sau thỏa thuận, vào 2019, chính phủ mới ở Sri Lanka muốn Trung Quốc trao lại cảng nước sâu này để khai thác nhằm trang trải các khoản nợ. Tân Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa thẳng thừng bày tỏ: "Tôi luôn cho rằng Chính phủ Sri Lanka phải kiểm soát được tất cả các dự án quan trọng chiến lược như cảng Hambantota, chứ không phải Trung Quốc. Rồi thế hệ sau của đất nước này sẽ nguyền rủa chúng ta v́ đă cho đi những thứ quư giá".
Tuy vậy, cơ hội giành lại cảng của Sri Lanka được đánh giá là rất mong manh. Phía Trung Quốc không tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ suy nghĩ lại. Theo giới phân tích, vụ Trung Quốc thâu tóm cảng Hambantota có thể đặt ra một tiền lệ xấu cho Sri Lanka và không ít nước khác đang vay tiền Trung Quốc. Theo đó, họ có thể chấp nhận những thỏa thuận bất lợi để gán nợ, thậm chí phải hy sinh cả chủ quyền ở một số vùng lănh thổ hay tài sản quốc gia.
Hiện tại, rất nhiều quốc gia nghèo khó ở châu Phi cũng đang ngập trong nợ nần v́ vay tiền Trung Quốc làm đường sắt trên cao. Như trường hợp Ethiopia, dù được Trung Quốc làm đường sắt trên cao khá nhanh và tổng đầu tư thấp, nước này vẫn đội cả núi nợ do các dự án đường sắt hoạt động không mấy hiệu quả.
Đầu 2019, truyền thông châu Phi gây chú ư khi nêu ra viễn cảnh Kenya phải chuyển giao cảng Mombasa cho Trung Quốc trong trường hợp chính phủ nước này không thể trả được khoản vay nợ cho dự án Kenyan Railway. "Các nước trong khu vực bắt đầu nhận ra những cái giá về lâu dài họ phải trả từ những cam kết đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh", Constantino Xavier, một học giả tại Tổ chức Carnegie India ở New Delhi, b́nh luận.
Một khi sáng kiến "Một vành đai, một con đường" khổng lồ của Trung Quốc rót đầu tư vào các dự án, mạng lưới giao thông và thương mại cho hàng hóa nước này sẽ được nâng cao. Là một phần của đặc khu kinh tế ở phía Nam, làng chài Hambantota vốn yên b́nh nay đă trở thành một bến cảng container sầm uất. Một số người Sri Lanka gọi Trung Quốc là thực dân và so sánh họ với người Âu trong quá khứ. Một người đàn ông cho biết đây là 'cuộc xâm lăng khôn khéo' và trong 50 năm nữa sẽ là đất nước của người Trung Quốc.
'Một Vành đai một Con đường' là sáng kiến của ông Tập Cận B́nh nhằm mở các hành lang thương mại Âu Á cho hàng hóa và đầu tư Trung Quốc. Mục tiêu thoán ngôi Phương Tây cả về kinh tế, sức mạnh mềm và địa chính trị đi liền với sáng kiến 900 tỷ USD.
Mối quan hệ ngày càng gắn bó giữa Sri Lanka và Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đă khiến các nước láng giềng và những nước khác lo ngại rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các cảng và cơ sở hạ tầng của Sri Lanka có thể dẫn đến việc Trung Quốc xây dựng một căn cứ quân sự trên quốc đảo này.
Ấn Độ và Hoa Kỳ đă cố gắng chống lại các khoản đầu tư của Trung Quốc trong thời gian cầm quyền của Đảng Quốc gia Thống nhất (United National Party) của Sri Lanka từ năm 2015 đến năm 2019. Nhưng Sri Lanka tuyên bố rằng Hoa Kỳ đă cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính ít ỏi cho việc tái thiết đất nước sau một cuộc nội chiến kết thúc vào năm 2009 cũng như ảnh hưởng kinh tế từ các cuộc tấn công khủng bố và đại dịch do vi-rút corona gây ra.
Theo tờ The Wall Street Journal, ông Palitha Kohona, đại sứ được Sri Lanka phái đến Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi đă t́m đến tất cả bạn bè của ḿnh, bao gồm Ngân hàng Thế giới và Ấn Độ”. “Bên duy nhất nhanh chóng hỗ trợ chúng tôi là Trung Quốc.”
Chính phủ Sri Lanka đă từ chối một gói viện trợ kinh tế trị giá 480 triệu đô la Mỹ và một thỏa thuận quân sự mà Hoa Kỳ đề xuất, tuyên bố rằng gói này có quá nhiều điều kiện đi kèm, theo tờ The Wall Street Journal đưa tin vào tháng 11 năm 2020.
Gia đ́nh Rajapaksa giành lại quyền lực vào tháng 11 năm 2019, khi em trai của ông Mahinda Rajapaksa là ông Gotabaya Rajapaksa, trở thành tổng thống. Tháng 8 năm 2020, Rajapaksa anh được bầu làm thủ tướng. Theo tờ The Wall Street Journal, t́nh thế quyền lực đó một lần nữa đă dẫn đến việc thắt chặt quan hệ giữa Sri Lanka và Trung Quốc.