Một cô gái nhỏ nhắn người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Anh Thư vẫn đau đáu trong ḷng kế hoạch đào tạo được 200 nữ phi công, giống như cô, trong ṿng năm năm tới, sau khi đă huấn luyện được 500 học viên trở thành phi công chuyên nghiệp (professional pilot).
Nữ phi công Nguyễn Anh Thư sẽ bay ṿng quanh thế giới vào Tháng Năm, 2021. (H́nh: Twitter pilot anh-thu womeninAA)
Chuyện tự ḿnh lái một chiếc phi cơ bay trên bầu trời, có vẻ không dễ dàng chút nào, vậy mà đối với nữ phi công Nguyễn Anh Thư, chẳng có ǵ là khó khăn, và “chỉ cần sáu tháng, bạn sẽ trở thành phi công,” như lời cô Anh Thư nói.
Học sáu tháng là thành phi công
“Học lái máy bay chắc đ̣i hỏi tŕnh độ tương đối về kỹ thuật?” Trả lời thắc mắc này của phóng viên nhật báo Người Việt, cô Anh Thư cười, nói: “Không đâu, muốn trở thành phi công, học viên chỉ cần tŕnh độ trung học, là có thể bắt đầu được rồi!”
Theo cô Anh Thư, học viên mới bắt đầu sẽ cần học lư thuyết trước, gồm kiến thức hàng không như: giới thiệu về máy bay, cấu tạo máy bay, nguyên tắc bay, khí động học của chuyến bay, lư thuyết về thời tiết, dịch vụ thời tiết hàng không, hoạt động của sân bay… Chương tŕnh học lư thuyết có 15 lớp. Sau đó là phần thực hành.
“Buổi thực hành đầu tiên, học viên sẽ học làm quen và thích nghi với máy bay như học về các tín hiệu, học cách điều khiển máy bay… Những lớp kế tiếp, học viên sẽ được bay thực hành. Nhưng chỉ khi được cấp giấy phép của Cơ Quan Điều Hành Hàng Không Liên Bang (FAA) th́ học viên mới được bay một ḿnh.
Theo cô Anh Thư, từ một học viên “mới toanh” cho đến khi có thể bay được một ḿnh cần phải trải qua 20 giờ học lái. 20 giờ này có thể học trong ṿng một tháng, nhưng cũng sẽ mất hàng nhiều tháng, tùy vào sự siêng năng của học viên.
Nữ phi công Nguyễn Anh Thư và “thông điệp” trên quả địa cầu. (H́nh: Twitter pilot anh-thu womeninAA)
“Mỗi học viên có một cách học khác nhau, có tinh thần và thái độ học tập khác nhau. Họ cũng đều có những khó khăn khác nhau,” cô Anh Thư cho biết. “Nhưng đă là học viên của tôi rồi, th́ tôi đều có thể huấn luyện được tốt. Với tư cách là người hướng dẫn, tôi phải điều chỉnh theo yêu cầu của từng học viên để phát huy tối đa khả năng và sự tiến bộ của họ.”
Ngoài ra, cô Anh Thư cũng cho biết người muốn học lái máy bay cần có tính kỷ luật cao, có một chút mạo hiểm và quyết tâm để không bỏ cuộc giữa chừng. Về sức khỏe, học viên phải trải qua cuộc kiểm tra của FAA xem có đủ điều kiện hay không. Nhất là người mắc bệnh tim mạch, hoặc người sợ độ cao có thể sẽ khó được học lái máy bay.
Điều quan trọng là học lái máy bay phải có máy bay. Cô Anh Thư cho biết, máy bay có thể thuê từ các công ty dịch vụ hoặc ở trường. Chi phí cho mỗi giờ thuê vào khoảng $200.
Nữ phi công Nguyễn Anh Thư (trái) huấn luyện một học viên lái máy bay. (H́nh: Twitter pilot anh-thu womeninAA)
Mong có nhiều nữ phi công
“Tôi đă huấn luyện được 500 phi công chuyên nghiệp, trong đó có 20 học viên là người Việt, nhiều người trong số họ đă có việc làm ở các hăng hàng không Hoa Kỳ như Delta Air Lines, United Airlines… hoặc ở các hăng hàng không khác của Việt Nam, Trung Quốc, Ư, Đức,” cô Anh Thư kể.
Cô cho biết, ở thời điểm hiện tại, dù trong đại dịch, nhưng cô vẫn có 20 học viên đang theo học tại Atlanta, Georgia. Tất nhiên, cả thầy lẫn tṛ đều phải thực hiện các quy định về an toàn sức khỏe, như mang khẩu trang trong suốt giờ học.
Trong một lần nói chuyện qua Zoom với các em học sinh trường Việt Ngữ Hồng Bàng ở California vào giữa Tháng Giêng năm nay, cô Anh Thư đă kích thích t́nh yêu không gian vũ trụ của các em nhỏ đang t́m hiểu về nghề phi công.
Nữ phi công Nguyễn Anh Thư (phải) và đại diện Gleim Aviation – một trong những nơi tài trợ cho chuyến phiêu lưu ṿng quanh thế giới của cô. (H́nh: Facebook Anh-Thu-Nguyen)
Hôm ấy, nữ phi công trẻ chia sẻ kinh nghiệm bằng “Ước mơ 3D” của ḿnh. D đầu tiên là cống hiến (dedication) – Cống hiến mọi thứ để giấc mơ thành hiện thực; D thứ hai là quyết tâm (determination) – Quyết tâm để không được bỏ cuộc; D thứ ba là có kỷ luật (discipline) – Kỷ luật thực hiện các nguyên tắc của một ngành nghề nguy hiểm.
Cô Anh Thư cũng bày tỏ sự ủng hộ của cô đối với phụ nữ muốn trở thành phi công, nhất là phụ nữ Việt, v́ hiện nay số phi công nữ rất ít. “Là phụ nữ, lại là phụ nữ Á Châu, nên tôi muốn nhiều em gái trở thành phi công như tôi. Trong ṿng năm năm tới, mục tiêu tôi đề ra là huấn luyện thêm 200 phi công nữ ở Hoa Kỳ,” cô nói.
Một ước mơ nữa mà cô Anh Thư ấp ủ từ lâu, là trở thành nữ phi công thứ 9, và nữ phi công gốc Việt đầu tiên một ḿnh lái máy bay chinh phục ṿng quanh thế giới.
Cô giáo Nguyễn Anh Thư (trái) dạy lái máy bay cho một học viên trong đại dịch COVID-19. Thầy và tṛ đều phải mang khẩu trang. (H́nh: Nguyễn Anh Thư cung cấp)
Hồi năm 2020, cô dự định bay đến 25 quốc gia bằng chiếc máy bay một động cơ của ḿnh, dự trù từ 15 Tháng Năm đến 1 Tháng Bảy, nhưng do đại dịch COVID-19, chuyến hành tŕnh của cô sẽ được dời lại vào Tháng Năm, 2021.
Hiện nay, mọi thứ đang được cô Anh Thư tiến hành gần như đúng kế hoạch, nhưng không ai biết trước được điều ǵ, nhất là đại dịch đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia, là những “điểm dừng chân” của nữ phi công.
Nếu hoàn thành chuyến bay, kế hoạch sau đó th́ sao? Cô Anh Thư cho biết: “Nếu may mắn thực hiện được ước mơ bay ṿng quanh thế giới của ḿnh, khi trở về, tôi sẽ mở rộng tổ chức phi lợi nhuận của ḿnh (Women In Aerospace and Aviation – do cô sáng lập và làm chủ tịch – NV) bằng cách vận động những người t́nh nguyện hướng dẫn bay để đào tạo thêm nhiều nữ phi công hơn.” [qd]