Theo đánh giá việc làm ở Mỹ sẽ phục hồi nhanh chóng hơn người ta tưởng. Nếu tiêm chủng thành công th́ việc làm cũng sẽ được tăng trưởng trở lại. Hy vọng cho những người Việt ở Mỹ trong tương lai gần.
Việc thuê mướn nhân công đă chậm đi trong 6 tháng liên tiếp. Kể từ khi đại dịch bùng phát. gần 10 triệu việc làm vẫn c̣n bị mất. Và tuần này, Văn pḥng Ngân sách Quốc hội dự báo rằng việc làm sẽ không lấy lại mức trước đại dịch cho đến năm 2024.
Tuy nhiên, mọi người đang hy vọng nhiều khi việc tiêm chủng đạt đến một lượng lớn quan trọng, có lẽ vào khoảng giữa năm. Hơn nữa, việc chính phủ cung cấp thêm những gói cứu trợ sẽ giúp nền kinh tế và thị trường việc làm tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với những cuộc suy thoái trước đây.
Photo Credit: AP
Heidi Shierholz, nhà kinh tế học thuộc Viện Chính sách Kinh tế Tự do cho biết “Tôi thường không lạc quan. Nhưng bây giờ tôi lạc quan.”
Triển vọng tươi sáng của nền kinh tế hiện nay dựa trên 3 tiền đề:
Tiền đề thứ nhất là tài chánh gia đ́nh. Nói chung, hiện nay các gia đ́nh có tiền nhiều hơn, nợ nần ít vă lại tiết kiệm nhiều hơn so với sau cuộc Đại suy thoái cách đây một thập niên. Mỗi khi virus được khống chế, số tiền dành dụm đó được đem ra tiêu xài. Chi tiêu của giới tiêu thụ sẽ hỗ trợ cho việc thuê mướn nhanh hơn.
Tiền đề thứ hai là suy thoái v́ đại dịch chưa phải là loại suy thoái gây thiệt hại cơ cấu đối với các lĩnh vực được thị trường lao động trả lương cao hơn. Trong năm 2008-2009, có đến 4 triệu công việc thuộc lĩnh vực xây dựng và nhà máy sản xuất bị mất và không bao giờ phục hồi trọn vẹn, nhiều trong số đó thựng là những vị trí được trả lương cao và có tay nghề cao. Cả hai lĩnh vực này vẫn có it việc làm hơn so với cuối năm 2007.
Tiền đề thứ ba là động lực của Cục dự trữ Liên bang và Bộ Tài chánh. Dường như họ có ư định hơn trong việc thức đẩy tăng trưởng công việc và ít quan tâm đến việc châm ng̣i lạm phát hoặc gia tăng những khoản thâm hụt ngân sách so với thập niên trước đây.
Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế hiện nay tin rằng một lư do khiến cho sự phục hồi cuối cùng qúa châm và kéo dài là do chính phủ cung cấp qúa ít những gói kích cầu…
Nguyễn Ngọc Mùi (AP)