Nội các được xây dựng từ những “cựu binh” của Joe Biden. Giới phân tích cho hay, những vị trí chủ chốt trong nội các của Tổng thống đắc cử Joe Biden đều do các quan chức kỳ cựu nắm giữ. Như vậy điều đó đồng nghĩa với việc những gương mặt mới sẽ không có “đất diễn”.
Những nhân vật được Tổng thống đắc cử Joe Biden lựa chọn vào Nội các sắp tới đều là những đồng minh lâu năm của ông hoặc là các quan chức thời Tổng thống Barack Obama. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không c̣n nhiều cơ hội cho những gương mặt mới sáng giá trong thế hệ tiếp theo của đảng Dân chủ.
Những vị trí chủ chốt trong nội các của Tổng thống đắc cử Joe Biden đều do các quan chức kỳ cựu nắm giữ. Ảnh: Boston Globe
Những đồng minh lâu năm và “cựu binh” thời Obama
Việc Joe Biden lựa chọn Denis McDonough, người từng là chánh văn pḥng của Tổng thống Barack Obama, làm Bộ trưởng Cựu chiến binh đă khiến các nhóm cựu chiến binh bất ngờ và ngay lập tức cảnh báo về việc McDonough chưa từng mặc quân phục.
Mới nhất, ông Biden lựa chọn bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia thời Tổng thống Obama, làm Giám đốc Hội đồng Chính sách quốc nội. Với lựa chọn này, Joe Biden có thể tránh một “cuộc chiến phê chuẩn” tại Thượng viện. Không giống như vị trí Ngoại trưởng, vị trí mà mà bà Rice được đề cử không cần quốc hội thông qua.
Các lựa chọn mới nhất này đem lại một bức tranh đầy đủ hơn về một chính phủ mà Joe Biden đang xây dựng. Đó là một chính phủ mà các quan chức kỳ cựu với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các chính quyền Mỹ sẽ nắm giữ các vị trí chủ chốt.
Dù cũng có những “lần đầu tiên” trong số các đề cử này, nhưng nh́n chung, chính quyền mới có ít không gian hơn cho những gương mặt mới nổi của đảng Dân chủ và đại diện của cánh tự do trong đảng.
Những đề cử của Joe Biden có thể đối mặt với sự phản đối không chỉ từ đảng Cộng ḥa mà c̣n ngay từ các thành viên Dân chủ, nhất là những người theo đường lối tự do - những người mà ông Biden đă đoàn kết được trong chiến dịch tranh cử.
Việc lựa chọn McDonough và Rice chỉ là những ví dụ mới nhất cho thấy ông Biden muốn t́m kiếm sự tin cậy từ những nhân vật quen thuộc. Trước đó, ông Tom Vilsack được đề cử làm Bộ trưởng Nông nghiệp. Hạ nghị sỹ bang Ohio Marcia L. Fudge được đề cử làm Bộ trưởng Phát triển nhà ở và đô thị và Katherine Tai sẽ là Đại diện thương mại Mỹ.
Thiếu “đất” cho các gương mặt mới
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden từng nói về việc tạo dựng cầu nối cho thế hệ mới của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, tới nay, ngoài Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris, vẫn chưa có nhân vật nào trong số các gương mặt mới nổi của đảng Dân chủ được ông Biden lựa chọn.
Chánh văn pḥng Nhà Trắng sắp tới của Joe Biden là Ron Klain. Ông Klain cũng là chánh văn pḥng thời Biden là Phó Tổng thống.
Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Biden khi ông c̣n là Phó Tổng thống, cũng sẽ trở thành Cố vấn an ninh quốc gia của ông trên cương vị Tổng thống.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken, được đề cử giữ vị trí Ngoại trưởng, trong khi cựu Ngoại trưởng John F. Kerry sẽ trở thành đặc phái viên của tổng thống về khí hậu.
Tướng Lloyd J. Austin, người được đề cử giữ vị trí Bộ trưởng Quốc pḥng cũng là một cựu quan chức dưới thời Tổng thống Obama. Trước khi nghỉ hưu năm 2016, ông Austin điều hành Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM).
Một gương mặt có thể cho là mới mẻ nhất trong số nhân sự cấp cao của chính quyền sắp tới là Xavier Becerra – được đề cử vị trí Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh. Dù vậy, ông Becerra cũng không phải là người xa lạ khi có tới 12 nhiệm kỳ trong quốc hội trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị bên ngoài Washington D.C. và trở thành người đứng đầu cơ quan tư pháp bang California năm 2017.
Susan Rice cũng là một quan chức cấp cao trong chính quyền Obama. Bà từng giữ chức vụ Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và sau đó là Cố vấn an ninh quốc gia. Văn pḥng của bà nằm bên cạnh văn pḥng của Biden ở góc tây bắc của Nhà Trắng. Ông Biden thường ghé thăm bà Rice mà không báo trước.
Bà Rice được coi là đối tác tiềm năng khi ông Biden lựa chọn “phó tướng”. Cũng có nhiều người dự đoán bà sẽ trở thành ngoại trưởng trong chính quyền mới của ông Biden. Dù vậy, các cố vấn của Biden đă cảnh báo việc bổ nhiệm bà vào vị trí đứng đầu Bộ Ngoại giao sẽ khó qua “ải” Thượng viện do những phát biểu gây tranh căi của bà xoay quanh vụ phái bộ Mỹ ở Libya bị tấn công.
Việc đề cử bà làm cố vấn chính sách đối nội khiến nhiều người bất ngờ, bởi bà Rice vốn là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đối ngoại. Tuy nhiên, theo một quan chức trong nhóm chuyển giao, Tổng thống đắc cử Biden tin rằng kinh nghiệm đối ngoại của bà Rice sẽ giúp ích cho việc xây dựng chính sách đối nội và thực hiện chương tŕnh nghị sự chung. Ông cũng đánh giá cao kỹ năng quản lư khủng hoảng, kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan liên bang và khả năng đàm phán của bà Rice.
Những đề cử gây tranh căi
Joe Biden đối mặt với những chỉ trích không nhỏ trong quá tŕnh xây dựng một nội các mà ông mong muốn.
Biden đă chọn cựu Thống đốc bang Iowa Tom làm Bộ trưởng Nông Nghiệp bất chấp sự phản đối gay gắt của các nhà lănh đạo dân quyền về vụ việc ông Vilsack sa thải người phụ nữ gốc phi Shirley Sherrod năm 2010.
Ông Vilsack cũng từng nắm giữ vị trí Bộ trưởng Nông Nghiệp trong chính quyền Obama.
Cũng giống như việc lựa chọn Susan Rice làm cố vấn đối nội, việc đề cử McDonough làm Bộ trưởng Cựu chiến binh đă gây ra một cú sốc đối với nhiều người. McDonough sẽ là Bộ trưởng Cựu chiến binh thứ 11 kể từ khi cơ quan này được nâng cấp lên thành một bộ trong nội các vào năm 1989. Tuy nhiên, McDonough không phải là lănh đạo duy nhất chưa từng là quân nhân.
David Shulkin, người được Tổng thống Trump bổ nhiệm vào vị trí này cũng không phải là một cựu chiến binh. Tuy nhiên, Shulkin là một bác sĩ và nhà điều hành dịch vụ chăm sóc sức khỏe lâu năm, v́ vậy kinh nghiệm của ông cũng liên quan khá mật thiết tới các nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho các cựu chiến binh.
Cái tên McDonough thậm chí c̣n không được nhắc tới khi người ta đồn đoán về đề cử cho vị trí Bộ trưởng Cựu chiến binh. Nhiều người cho rằng, vị trí này sẽ thuộc về Patrick Murphy, một cựu nghị sĩ đảng Dân chủ đến từ Pennsylvania và là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Iraq.
McDonough là Chánh văn pḥng của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ thứ 2. Trước đó ông từng là phó cố vấn an ninh quốc gia và chánh văn pḥng Hội đồng An ninh Quốc gia. Ông Biden xem đó là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn McDonough làm người đứng đầu Bộ Cựu chiến binh.
McDonough chưa từng điều hành bất cứ cơ quan/tổ chức nào có quy mô tương đương Bộ Cựu chiến binh với gần 380.000 nhân viên và ngân sách 263 tỷ USD trong năm 2021.
Dù vậy, theo những người ủng hộ McDonough, trong thời gian làm việc trong chính quyền Tổng thống Obama, ông đă đến thăm Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed và thường xuyên gặp gỡ những quân nhân từng tham gia nhiệm vụ ở Iraq và Afghanistan. Bên cạnh đó, bà Kari, vợ của ông McDonough, là Chủ tịch và người đồng sáng lập của Vets’ Community Connections, một nhóm phi lợi nhuận có trụ sở tại San Diego tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ giữa các cựu chiến binh và các cộng đồng.
“Ông ấy là một nhà lănh đạo giàu kinh nghiệm đă giúp Bộ Cựu chiến binh vượt qua những ngày tháng khó khăn nhất trong năm 2014 và cũng là người rất quan tâm tới các cựu chiến binh” cựu Bộ trưởng Shulkin đăng tải trên Twitter.
Rick Weidman, Giám đốc Hội cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Vietnam, cho rằng, điều quan trọng hơn cả đối với McDonough là kinh nghiệm và ảnh hưởng trong giới chính sách.
“Bạn không cần phải là một cựu chiến binh để trở thành một người ủng hộ các cựu chiến binh”, Weidman nói./.
VietBF@ sưu tầm.