Dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ vẫn trên đà lây lan cực mạnh mà nước này vẫn chưa thể t́m ra cách đối phó hiệu quả. Trong nhiều tháng qua số người chết và nhiễm mới vẫn tăng lên theo từng ngày. Một nghiên cứu mới đây cho biết chỉ có tới 9% dân số sở hữu kháng thể Covid-19. Nghiên cứu huyết tương cho thấy chỉ 9,3% người Mỹ có kháng thể chống lại nCoV, khó có thể đạt miễn dịch cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Shuchi Anand, Đại học Stanford, đứng đầu, phân tích mẫu huyết tương trong máu của hơn 28.500 bệnh nhân được chạy thận hồi tháng 7 tại 1.300 cơ sở y tế trên 46 bang.
Kết quả đăng trên tạp chí The Lancet hôm 25/9, khoảng 8% bệnh nhân có kết quả dương tính với nCoV. Song, do bệnh nhân chạy thận không đại diện cho toàn bộ người dân Mỹ, nhóm nghiên cứu đă chuẩn hóa các kết quả theo độ tuổi, giới tính, chủng tộc, dân tộc và khu vực. Nhóm ước tính khoảng 9,3% người trưởng thành Mỹ có kháng thể chống lại nCoV.
Ngoài ra, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ cơ thể chứa kháng thể giữa các bang. New York, một trong những điểm nóng Covid-19 tại Mỹ vào giai đoạn đầu dịch bệnh, có tỷ lệ kháng thể cao nhất (33%), 7 bang tỷ lệ kháng thể là 0%.
So với người da trắng, người sống trong khu vực phần lớn dân cư là người da đen và gốc Tây Ban nha có khả năng sinh kháng thể cao gấp 2-3 lần. Những người sống trong các khu vực nghèo hơn và khu vực đông dân cư có tỷ lệ lần lượt cao gấp hai và 10 lần.
"Nghiên cứu khẳng định rơ ràng dù tỷ lệ nhiễm nCoV ở Mỹ cao, số người có kháng thể vẫn c̣n thấp, c̣n rất xa mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng. Cho tới khi vaccine Covid-19 được phê duyệt, cần đảm bảo những cộng đồng dễ nhiễm nCoV tuân thủ đầy đủ các biện pháp pḥng ngừa", tiến sĩ Julie Parsonnet, giáo sư y khoa tại Đại học Stanford, tác giả nghiên cứu nhận định.Giải thích lư do chọn bệnh nhân chạy thận làm đối tượng nghiên cứu, nhóm đă cho bệnh nhân làm các nghiên cứu phân tích mẫu máu hàng tháng trong pḥng thí nghiệm.
Các tác giả nghiên cứu chỉ rơ vẫn c̣n những câu hỏi bỏ ngỏ về thời gian tồn tại và mức độ bảo vệ của kháng thể. Những nghiên cứu tương tự, đặc biệt khi được lặp lại liên tục, có thể giải đáp điều này.
"Anand và các đồng nghiệp xứng đáng được ghi nhận v́ đă tiên phong trong chiến lược lấy mẫu máu có khả năng mở rộng trong tương lai, cung cấp kế hoạch chi tiết cho việc giám sát huyết thanh một cách chuẩn hóa tại Mỹ và các quốc gia khác có tỷ lệ bệnh nhân cần thẩm tách máu cao", giáo sư Barnaby Flower và Christina Atchison từ Đại học Hoàng gia London, không thuộc nhóm nghiên cứu cho hay.
"Chiến lược giám sát dựa trên các xét nghiệm huyết tương của bệnh nhân lọc thận hàng tháng có thể đưa ra ước tính khách quan về sự lây lan của nCoV trong cộng đồng, bao gồm cả những nhóm dân cư khó tiếp cận và nhóm có hoàn cảnh khó khăn ở Mỹ. Những biện pháp theo dơi này có thể dự đoán trước xu hướng dịch bệnh, phân bổ nguồn lực và mức độ hiệu quả của các biện pháp can thiệp cộng đồng giữa đại dịch Covid-19", nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo.
|