Tôm sống trong nước nên không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, vì thế khi ăn tôm nên bỏ một số bộ phận tôm để tránh rước bệnh.
Những bộ phận của tôm không nên ăn
Đầu tôm
Do phần đầu của tôm chứa hầu hết các cơ quan nội tạng, do đó khihấp tôm chín, bạn sẽ thấy đầu tôm có nhiều chất đen xuất hiện. Phần đầu cũng là nơi chứa chất thải của tôm và dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen.
Đặc biệt nếu phụ nữ mang thai ăn đầu tôm thì độc tính của asen chứa trong phần này có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, cần chế biến sạch và loại bỏ đầu tôm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Khi mua tôm, bạn cũng nên chú ý quan sát vùng đầu. Trong trường hợp đầu tôm chuyển màu đen rõ rệt thì khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại hay ký sinh trùng là rất cao.
Tôm sống trong nước nên không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, vì thế khi ăn tôm nên bỏ một số bộ phận tôm để tránh rước bệnh.
Tôm sống trong nước nên không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, vì thế khi ăn tôm nên bỏ một số bộ phận tôm để tránh rước bệnh.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Tôm khi còn sống, bạn cầm trên tay những con to sẽ thấy có một đường chỉ màu đen hoặc trắng ngay vùng lưng tôm (còn được gọi là chỉ tôm). Đường chỉ này chính là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng.
Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.
Vỏ
Nhiều người lầm tưởng rằng vỏ tôm giàu canxi nhưng sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm.
Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.
Lưu ý khi ăn tôm
- Để hạn chế nhiễm giun sán và ký sinh trùng gây ngộ độc, hãy hấp hoặc luộc tôm chín kỹ trước khi ăn
- Sản phụ vừa sinh con nên hạn chế ăn tôm vì có thể bị khó tiêu hoặc hình thành sẹo lồi. Trẻ em không được ăn vỏ tôm do dễ bị hóc hoặc tổn thương cổ họng.
- Những người đang bị ho, dị ứng, đau mắt đỏ, hen suyễn cũng hạn chế ăn tôm.
- Không nên chế biến kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin C.