Trong khi ứng viên Biden nói kinh tế vẫn ch́m trong hỗn loạn v́ Covid-19, th́ tổng thống đương nhiệm Trump lại nói đă đưa Mỹ thoát khỏi khủng hoảng tồi tệ nhất từ đại suy thoái thập niên 1930.
Hai phác họa trái ngược về bức tranh kinh tế Mỹ báo hiệu ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tranh luận gay gắt về kinh tế, chủ đề mà cử tri Mỹ quan tâm hàng đầu trong giai đoạn cuối của chiến dịch tranh cử.
Biden hôm 4/9 nói rằng ông sẽ dành ba tuần tới để làm nổi bật sự tương phản giữa kế hoạch kinh tế của ông và Trump, trong khi Tổng thống Mỹ lạc quan về dữ liệu kinh tế trong thời gian tới và khả năng phục hồi hoàn toàn trong năm 2021.
Kinh tế được đánh giá là "con át chủ bài" đối với hy vọng tái đắc cử của Trump, nhất là khi vị thế của ông suy yếu trong vài tháng gần đây. Nhiều cử tri trên cả nước và ở các bang dao động luôn nói họ tin tưởng vào Trump hơn bất kỳ ứng viên nào khác trong lĩnh vực kinh tế.
Nhưng Biden và những người thân cận với chiến dịch tranh cử của ông tin rằng ứng viên đảng Dân chủ vẫn có cơ hội để tỏa sáng trong lĩnh vực này, đặc biệt nếu các tuyên bố của Trump về việc làm không đúng với thực tế.
"Hăy nói chuyện với nhiều người lao động thực sự. Hăy hỏi họ xem có phải họ cảm thấy như bị bỏ rơi hay không. Hăy hỏi xem họ thấy thế nào về khả năng phục hồi của nền kinh tế", Biden nói tại Wilmington, bang Delaware. "Tất cả chúng ta biết rằng đáng lẽ mọi chuyện không tệ đến vậy".
Ứng viên Dân chủ Joe Biden (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: ABCNews.
Tuy nhiên, bức tranh kinh tế của Trump khá trái ngược. "Số lượng việc làm tuyệt vời", Trump viết trong bài đăng mạng xă hội sáng 4/9. Ông khoe rằng tỷ lệ thất nghiệp ở mức 8,4% trong tháng 8 là "tốt hơn rất nhiều so với kỳ vọng" và nói rằng tỷ lệ này giảm xuống dưới 10% "nhanh và mạnh hơn tưởng tượng".
Báo cáo công bố sáng 4/9 cho thấy nền kinh tế Mỹ đă có thêm 1,4 triệu việc làm trong tháng 8. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ dưới 10% kể từ khi Covid-19 buộc nước này phải đóng cửa kinh tế hồi tháng 3.
Rất nhiều vị trí mới là công việc tạm thời trong chính phủ, do nhu cầu tuyển dụng lớn của Cục Thống kê Dân số. Một số lĩnh vực khác được phục hồi gồm ngành bán lẻ với gần 250.000 công việc mới, giải trí và dịch vụ khách sạn - nhà hàng với 174.000 việc làm, dịch vụ giáo dục và y tế với 147.000 vị trí mới.
Tại cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania hôm 3/9, Trump lần nữa nhắc lại dự đoán của ông rằng chính phủ sẽ thông báo "mức tăng trưởng tuyệt vời" trong quư ba, dự kiến vào ngày 29/10, trước thời điểm bầu cử vài ngày.
"Tôi đang tự đẩy ḿnh vào rủi ro, nhưng tôi biết điều ǵ đang xảy ra. Các số liệu đó sẽ rất tốt", Trump cho hay.
Trump tiếp tục đưa ra dự báo lạc quan về nền kinh tế trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 4/9. "Bạn thấy những ǵ đang xảy ra đó. Nó khá tuyệt vời", Trump nói. "Đất nước chúng ta đang làm rất tốt. Chúng tôi đang bắt đầu làm rất tốt".
Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy người Mỹ đang hứng chịu nhiều tổn thất về kinh tế giữa đại dịch, theo Annie Linskey, b́nh luận viên của Washington Post.
Khoảng 14 triệu người vẫn thất nghiệp. Tháng trước, khoảng 40% người thuê nhà phải đối mặt nguy cơ bị đuổi v́ không trả được tiền thuê. Khoảng 29 triệu người đang dựa vào một số loại trợ cấp thất nghiệp, theo dữ liệu được giới chức Mỹ công bố hôm 4/9.
Dự đoán về t́nh h́nh Covid-19 ở Mỹ cũng rất u ám. Nhiều chuyên gia cảnh báo số người chết v́ đại dịch ở Mỹ có thể tăng gấp đôi vào cuối năm nay, tức hơn 400.000 người, đồng thời đẩy quốc gia này đứng trước nguy cơ đóng cửa lâu hơn.
T́nh trạng mất việc vĩnh viễn tiếp tục gia tăng ở mức đáng báo động, lên tới hơn hai triệu người, trong khi hàng ngh́n doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ đóng cửa nếu không có thêm cứu trợ. Một số lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là bất động sản và khách sạn, nhà hàng, đă chịu thiệt hại nghiêm trọng.
"Bạn đùa đó hả? Chỉ có giới tinh hoa mới nghĩ nền kinh tế này đang tốt đẹp với tất cả người dân", Stanley Greenberg, nhà thăm ḍ ư kiến chuyên về thông điệp kinh tế, nói. Greenberg thêm rằng các nhóm cử tri vùng nông thôn của Trump cảm thấy thông điệp của Tổng thống không liên quan ǵ đến họ.
"Khi Trump nói nền kinh tế đang tốt ra sao, họ nói 'Trong đó không có tôi'", Greenberg cho biết.
Ông nói rằng Biden hoàn toàn nh́n nhận đúng về t́nh h́nh thực tế của người lao động, cũng như nền kinh tế đất nước đang khó khăn ra sao. Nhưng Biden chưa thể thuyết phục cử tri rằng ông có thể chèo lái nền kinh tế tốt hơn Trump nếu trở thành tổng thống.
Tại bang chiến trường Pennsylvania, 52% cử tri nói Trump sẽ giải quyết vấn đề kinh tế tốt hơn, trong khi 45% thích Biden hơn, theo khảo sát mới đây của Đại học Quinnipiac. Tại Florida, Trump dẫn trước Biden 13 điểm phần trăm về khả năng dẫn dắt nền kinh tế. Kết quả khảo sát mới của Fox News công bố hôm 2/9 cho thấy Trump cũng có lợi thế 8 điểm phần trăm so với Biden về kinh tế ở Bắc Carolina, bang mà ông từng giành chiến thắng năm 2016.
Trong bài phát biểu hôm 4/9, Biden đă liên tục t́m cách liên kết cách xử lư đại dịch sai lầm của Trump với các vấn đề kinh tế quốc gia. "Chúng ta không thể giải quyết khủng hoảng kinh tế cho tới khi đánh bại đại dịch. Mọi chuyện đă không tệ đến vậy nếu Tổng thống làm tốt công việc của ḿnh", Biden nói.
Ông tranh luận rằng triển vọng phục hồi "h́nh chữ K", trong đó những người ở tầng lớp trên sẽ hồi phục và tiếp tục thịnh vượng, trong khi t́nh h́nh với những người ở dưới đáy xă hội sẽ chỉ càng tồi tệ hơn, chính là phép ẩn dụ cho toàn bộ kế hoạch kinh tế của Trump.
"Căn nguyên của vấn đề là Trump đă sai lầm trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Đó là lư do nó là đại dịch h́nh chữ K", Biden tranh luận.
Người lao động Mỹ ngồi chờ xin trợ cấp thất nghiệp ở thành phố Midwest, bang Oklahoma hồi đầu tháng 7. Ảnh: AP.
Biden cũng đă dịch chuyển một chút trọng tâm sang nhóm cử tri là người lao động da trắng và sĩ quan cảnh sát. Đây dường như là phản ứng của Biden nhằm xua tan lo lắng của người ủng hộ cho rằng ông quá tập trung vào cử tri da màu.
"Các cộng đồng lao động da trắng cũng bị ảnh hưởng nặng nề", Biden nói. "Chúng ta cũng mất rất nhiều sĩ quan cảnh sát hơn trong năm nay v́ Covid-19. Đó là cảnh báo về công việc thực thi pháp luật vốn nguy hiểm có thể trở nên nguy hiểm hơn v́ quản lư yếu kém của Trump".
Chia sẻ về kế hoạch kinh tế của ḿnh, Biden cam kết nếu đắc cử, ông sẽ đưa lănh đạo hai đảng ngồi lại với nhau để t́m ra thỏa thuận có lợi cho người Mỹ, đồng thời khát quát rằng người Mỹ cần được hỗ trợ nhiều hơn trong đại dịch. Ông cũng cho rằng không nên cắt nguồn điện, nước của người dân nghèo.
Biden khẳng định sắc lệnh kinh tế mới đây của Trump không đủ giải quyết vấn đề người thuê nhà bị đuổi. "Ông ấy không cho họ bất kỳ hỗ trợ nào để trả tiền thuê khi đến hạn", Biden nói.
Ứng viên đảng Dân chủ cũng nhấn mạnh hơn 700.000 công việc trong ngành sản xuất đă bị mất dưới thời Trump. "Donald Trump có lẽ là tổng thống duy nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ rời nhiệm sở với số lượng việc làm ít hơn khi nhậm chức", ông nhận định.
Song các cố vấn của Trump bày tỏ lạc quan rằng Tổng thống có thể khắc phục hậu quả kinh tế do Covid-19 gây ra và cử tri sẽ thấy ông có khả năng mang tới sự phục hồi nhanh chóng. Họ càng có thêm niềm tin cho nhận định này khi chứng kiến tốc độ phục hồi nhanh ở một số lĩnh vực như nhà ở, ôtô và sản xuất. Chi tiêu của người tiêu dùng cũng duy tŕ mạnh mẽ.
"Động lực kinh tế là khối tài sản lớn của Trump trong thông điệp tranh cử của ông ấy, đó là ông có thể dẫn dắt chúng ta vượt qua khủng hoảng kinh tế tốt hơn bất kỳ ứng viên nào", Stephen Moore, cố vấn kinh tế bên ngoài của Nhà Trắng, cho hay. "Trump có thể thắng cử nếu mọi người tự tin hơn vào hướng đi hiện tại của nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể giữ xu hướng lạc quan này trong hai tháng tới hay không".
Thậm chí nhiều nhà kinh tế thuộc đảng Dân chủ cũng thừa nhận nền kinh tế đang được cải thiện và dự đoán tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới.
"Xét về góc độ nào đó, sự phục hồi nhanh chóng này rất ấn tượng, nhanh hơn những ǵ tôi kỳ vọng. Nhưng về góc độ khác, t́nh h́nh vẫn c̣n khá tệ", Jason Furman, cựu chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời tổng thống Barack Obama, nói.
Ông thêm rằng có một số dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy tốc độ cải thiện có thể không được duy tŕ, khi số người mất việc vĩnh viễn đang tăng lên. "Giai đoạn dễ dàng của quá tŕnh phục hồi là đưa mọi người trở lại công việc của họ. Nhưng giai đoạn khó khăn hơn là giúp nhiều người t́m việc mới", ông nói.
VietBF@sưu tập