Trong bối cảnh căng thẳng biên giới gia tăng, Ấn Độ tiếp tục mở rộng lệnh cấm với 118 ứng dụng Trung Quốc khỏi thị trường trong nước.
"Quyết định này có mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh và chủ quyền không gian mạng của Ấn Độ", Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử Ấn Độ ra tuyên bố về lệnh cấm hôm 2/9.
Lệnh cấm áp đặt với nhiều ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc, bao gồm Baidu, Alipay và một số phiên bản của WeChat. Đây đều là những ứng dụng được các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc như Tencent và Ant Financial vận hành. Nhiều công ty trong số này coi Ấn Độ là thị trường phát triển quan trọng. Tṛ chơi nổi tiếng PUBG, với hơn 50 triệu người dùng ở Ấn Độ, cũng bị áp lệnh cấm.
Nhiều bậc cha mẹ Ấn Độ, đang cố gắng cấm con ḿnh chơi các tṛ chơi điện tử, cho biết họ rất ủng hộ quyết định mới của chính phủ. "Lệnh cấm sẽ cứu lấy con cái của nhiều người", Harun Rashid Qureshi, người dân ở bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, cho biết.
Ảnh chụp màn h́nh điện thoại với các ứng dụng mạng xă hội của Trung Quốc. Ảnh: DNA.
Ấn Độ được coi là thị trường "màu mỡ" đối với các công ty viễn thông và mạng xă hội Trung Quốc. Khoảng 50% trong số 1,3 tỷ dân của Ấn Độ sử dụng mạng. Động thái của Ấn Độ nhằm vào các ứng dụng Trung Quốc gần đây được xem là một đ̣n giáng lớn đối với lĩnh vực mạng nước này.
Căng thẳng biên giới Ấn Độ - Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn sau cuộc đụng độ hồi tháng 6 ở Thung lũng Galwan, khiến hàng chục binh lính hai bên thương vong. Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cuối tháng qua tiết lộ binh sĩ nước này và Trung Quốc đă tiếp tục ẩu đả suốt ba tiếng tại khu vực tranh chấp hôm 29/8.
Bộ Công nghệ Ấn Độ hồi tháng 6 đă tuyên bố chặn 59 ứng dụng di động Trung Quốc, bao gồm TikTok, ShareIt và WeChat của Tencent, với lư do "gây tổn hại tới chủ quyền, an ninh". Làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc cũng bùng phát mạnh mẽ ở Ấn Độ, khi người dân nhiều nơi xuống đường đập phá các sản phẩm công nghệ từ Bắc Kinh để thể hiện sự tức giận.
Binh sĩ Ấn - Trung nhiều lần ẩu đả tại khu vực biên giới trong những năm qua song không sử dụng vũ khí hoặc nổ súng. Sau vụ đụng độ, quan chức quốc pḥng Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt t́nh h́nh biên giới, tránh làm nổ ra xung đột.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là vẫn triển khai nhiều khí tài lên khu vực biên giới như tiêm kích, trực thăng quân sự, radar cảnh giới, tên lửa pḥng không vác vai và các hệ thống pḥng không khác. Cả hai nước đều không b́nh luận về thông tin trên.
VietBF@sưu tập