Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng trở nên gay gắt. Ngày 24/8, trong bài viết của ḿnh, Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Mark Esper nói rằng thế giới đă bước vào một thời đại mới của cuộc cạnh tranh vũ trang giữa hai thể chế: một là trật tự quốc tế tự do và cởi mở của phương Tây, và một là chế độ chuyên quyền độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Esper sẽ đến Hawaii, Palau và Guam trong tuần này để gặp gỡ các quan chức đối tác và các nhà lănh đạo cấp cao khác từ các nước trong khu vực.
"Thế giới đă bước vào thời đại mới của cuộc đối đầu giữa hai thể chế"
Vào ngày 24/8, ông Esper có một bài viết với tiêu đề "Lầu Năm Góc đă chuẩn bị sẵn sàng đối phó với ĐCSTQ" đăng trên Wall Street Journal.
Ông nói rằng vào ngày 1/8 khi ĐCSTQ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập "Quân đội", Chủ tịch Tập Cận B́nh một lần nữa hô hào sẽ đưa quân đội của ĐCSTQ thành quân đội hàng đầu trên thế giới và có khả năng thúc đẩy hơn nữa chương tŕnh nghị sự của đảng ở nước ngoài.
"Bài phát biểu của ông ấy nhắc nhở chúng ta rơ ràng rằng chúng ta đă bước vào một thời đại mới của cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa trật tự quốc tế tự do và cởi mở với hệ thống độc tài của Bắc Kinh", ông Esper nói.
Quân đội ĐCSTQ không phục vụ nhân dân, mà phục vụ đảng
Bài báo nói rằng quân đội ĐCSTQ không phục vụ đất nước giống như quân đội Hoa Kỳ, càng không nói đến việc phục vụ Hiến pháp, mà là phục vụ ĐCSTQ. Một quân đội mạnh sẽ giúp ĐCSTQ hiện thực hóa dă tâm đảo ngược hệ thống quốc tế với các chính sách kinh tế và đối ngoại không có lợi cho Hoa Kỳ và các đồng minh.
Xă hội phương Tây phải kiềm chế quân đội ĐCSTQ
Ông nói rằng, theo quan điểm trên, khi quân đội của ĐCSTQ (đối với các quốc gia khác) đề xuất yêu cầu được tiến nhập vào, đào tạo, học hỏi công nghệ..., tất cả các quốc gia hy vọng vào trật tự tự do cởi mở mang lại thịnh vượng và an ninh cần phải suy nghĩ kỹ.
Bài báo nói rằng thế giới (phương Tây) phải tiến hành nghiên cứu về việc hiện đại hóa quân đội của ĐCSTQ và chuẩn bị tốt để ứng đối. Điều này giống như việc Hoa Kỳ và phương Tây đă nghiên cứu và phản ứng với các lực lượng vũ trang của Liên Xô trong thế kỷ 20.
Quân đội ĐCSTQ tuyên bố công khai rằng họ sẽ hoàn thành hiện đại hóa quân đội vào năm 2035 và xây dựng một quân đội hàng đầu thế giới vào năm 2049. Kế hoạch hiện đại hóa toàn diện của họ bao gồm một kho vũ khí tên lửa đạn đạo quy mô lớn cùng một loạt các năng lực chiến đấu điện tử và không gian, mạng Internet tiên tiến. Nó cũng bao gồm việc triển khai trí tuệ nhân tạo để tăng cường kiểm soát khống chế đối với người dân của ḿnh.
Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ đưa ra ứng phó toàn diện với ĐCSTQ
Bài báo nói rằng, việc ĐCSTQ nhấn mạnh vào việc truyền bá tư tưởng, hiện đại hóa và tăng cường kiểm soát quân đội, cho thấy rằng các nhà lănh đạo của ĐCSTQ coi quân đội là cốt lơi để đạt được các mục tiêu của họ. Mục tiêu quan trọng nhất trong đó là định h́nh lại trật tự quốc tế, phá hoại các quy tắc được công nhận trên toàn cầu, đồng thời b́nh thường hóa chủ nghĩa chuyên chế, giúp ĐCSTQ buộc các nước khác tạo điều kiện để phá hoại chủ quyền của họ.
Những hành động này của ĐCSTQ đă thúc đẩy Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ đưa ra các phản ứng toàn diện và đẩy nhanh việc thực hiện Báo cáo Chiến lược Quốc pḥng. "Báo cáo Chiến lược Quốc pḥng" định hướng Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của ḿnh, và ĐCSTQ là mục tiêu chính trong cuộc cạnh tranh vũ trang của Mỹ.
Quân đội Hoa Kỳ triển khai đối phó với ĐCSTQ trên 3 phương diện
Ông Esper đă thảo luận về cách quân đội Hoa Kỳ có thể kiềm chế ĐCSTQ trên 3 phương diện. Đó là: Thứ nhất, có một lực lượng có khả năng cạnh tranh, răn đe và chiến thắng trong tất cả các lĩnh vực trên biển, đất liền, trên không, vũ trụ và không gian mạng.
Lầu Năm Góc hiện đầu tư vào các năng lực quy mô tiên tiến và thay đổi cuộc chơi công nghệ, chẳng hạn như vũ khí siêu thanh, liên lạc 5G, pḥng không và chống tên lửa tích hợp, trí tuệ nhân tạo - tất cả đều sẽ rất quan trọng để Hoa Kỳ duy tŕ ưu thế của ḿnh trong những thập kỷ tới.
Thứ hai là mở rộng và củng cố mạng lưới các đồng minh và đối tác của Mỹ, điều này mang lại cho Mỹ một lợi thế phi đối xứng mà các đối thủ không thể sánh bằng.
Thứ ba là thiết lập một mạng lưới rộng lớn hơn gồm các đối tác có năng lực và cùng chí hướng. Ví dụ, Hoa Kỳ đă cung cấp khoảng 394 triệu USD viện trợ để tăng cường khả năng hàng hải của các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương.
Cuối cùng, ông Esper nói rằng, không giống như ĐCSTQ, Hoa Kỳ ủng hộ một hệ thống toàn cầu tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia có thể đạt được sự thịnh vượng dựa trên các giá trị chung và các quy tắc cũng như chuẩn mực lâu đời.
Ông Esper kêu gọi các quốc gia coi trọng tự do, nhân quyền và pháp trị đoàn kết và đối đầu với các hành vi của ĐCSTQ nhằm gây hấn, phá hoại chủ quyền của các quốc gia.
Theo Epoch Times