Giới đầu tư không lo Trump tái đắc cử hay Biden sẽ giành chiến thắng, họ chỉ sợ kiểm phiếu xong vẫn không biết ai là tổng thống.
Tổng thống Donald Trump đă tuyên bố cuộc bầu cử năm 2020 là "gian lận nhất" trong lịch sử nước Mỹ. Đối thủ của ông, cựu Phó tổng thống Joe Biden, đă cảnh báo rằng Trump có thể không sẵn sàng rời Nhà Trắng. Trong khi đó, ông Trump không xác nhận rằng sẽ chấp nhận kết quả bầu cử bất lợi nếu ông thua.
Một cuộc tranh căi kéo dài về kết quả sẽ là một cơn ác mộng với các nhà đầu tư - những người vốn không thích sự bất ổn. Và c̣n điều ǵ bất ổn hơn một cuộc bầu cử đầy tranh căi, đặt ra câu hỏi về sự chuyển giao quyền lực ḥa b́nh trong nền kinh tế lớn nhất thế giới?
"Có một mối lo đang lan rộng", David Kotok, Nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc đầu tư Cumberland Advisors nhận định, "Nếu nó quá khó đoán, chúng ta sẽ có một cuộc điều chỉnh thị trường khi đến gần cuộc bầu cử".
T́nh h́nh đang bị xáo trộn hơn nữa bởi đại dịch, khiến nhiều bang - bao gồm cả các chiến trường quan trọng, phải chấp nhận các lá phiếu gửi qua thư để đảm bảo những người Mỹ không muốn tiếp xúc với Covid-19 vẫn bỏ phiếu được. Trump đă cảnh báo rằng, các lá phiếu gửi qua thư dẫn đến "gian lận lớn".
"Có thể một số tiểu bang phụ thuộc nhiều vào các lá phiếu gửi qua thư với kết quả sít sao, sẽ khiến ông Trump tuyên bố là gian lận", Greg Valliere, Chiến lược gia chính sách Mỹ tại AGF Investments, lưu ư. "Đó là nỗi sợ hăi lớn", ông nói thêm.
Một cử tri rời pḥng bỏ phiếu sau khi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Greenfield, New Hampshire, ngày 11/2/2020. Ảnh: Reuters
Kristina Hooper, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại Invesco cho rằng, kết quả tồi tệ nhất sẽ là một bế tắc kéo dài xung quanh kết quả bầu cử dù nó có thể không có tác động "đáng kể" đến giá các cổ phiếu.
Thomas McLoughlin, chuyên gia tại UBS Global Wealth Management, cho biết các nhà đầu tư có thể t́m đến những nơi trú ẩn an toàn như vàng và trái phiếu chính phủ trong trường hợp có tranh chấp. "Các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho sự biến động trong trường hợp có kết quả không chắc chắn. Thị trường rất đáng sợ", ông cảnh báo.
Vấn đề là có rất ít kinh nghiệm lịch sử cung cấp bài học ứng phó cho các nhà đầu tư khi kết quả bầu cử gây tranh căi. Gần nhất là cuộc tranh chấp ở bang Florida giữa Al Gore và George W. Bush vào năm 2000. Phải mất sáu tuần, trước khi Gore nhượng bộ vào ngày 13/12 sau quyết định của Ṭa án Tối cao.
Sự bế tắc lúc đó rơ ràng đă khiến các nhà đầu tư lo sợ. S&P 500 đă giảm gần 12%, tính từ khi đóng cửa vào ngày bầu cử xuống mức thấp nhất ngày 20/12, theo RBC Capital Markets. Mặt khác, giá vàng tăng mạnh.
Không giống như Bush và Gore, ông Trump có một lịch sử phá vỡ các chuẩn mực, hành vi không thể đoán trước và thách thức các thể chế của Mỹ. "Hăy tưởng tượng không chỉ một Florida khác, mà là một tá Florida. Không chỉ một vụ kiện mà là một loạt các vụ kiện", New York Times b́nh luận.
Ông Valliere ước tính có ít nhất 30% nguy cơ xảy ra một cuộc bầu cử "có tranh chấp" mà cuối cùng có thể được giải quyết bởi Ṭa án Tối cao. 'Thị trường có thể chấp nhận đảng Dân chủ giành thắng lợi", ông nói.
Trường hợp tốt nhất cho Phố Wall có thể là Trump tái đắc cử. Cổ phiếu bùng nổ trong những năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống của ông một phần do chính sách áp mức thuế thấp và nới lỏng quy định. Tuy nhiên, thị trường phần lớn cũng không bị xáo trộn bởi sự gia tăng ủng hộ ông Biden trong các cuộc thăm ḍ.
Cổ phiếu tăng giá vào mùa xuân và mùa hè này, ngay cả khi ông Biden vượt qua Trump để trở thành người có tỷ lệ cược được yêu thích trên thị trường cá cược. Diễn biến này bất chấp thực tế Biden đề xuất tăng thuế doanh nghiệp và thúc đẩy năng lượng sạch, những điều có thể gây tổn hại cho một phần thị trường chứng khoán.
Ông Kotok lư giải rằng, đó là v́ chính quyền Biden sẽ mang lại sự ổn định đáng hoan nghênh so với biến động của thời Trump điều hành. "Thị trường có thể chấp nhận đảng Dân chủ mặc dù thuế sẽ tăng và mọi thứ sẽ thay đổi", vị chuyên gia cho rằng v́ thị trường đă chán ngán với một chính phủ hỗn loạn.
Theo giới b́nh luận, các nhà đầu tư dài hạn sẽ khôn ngoan, không phản ứng quá mức với những xáo trộn liên quan đến kết quả bầu cử. Một cuộc bầu cử gây tranh căi có thể làm lung lay các nhà đầu tư và thậm chí có thể làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng. Nhưng bài kiểm tra thực sự là chính quyền mới có làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế mong manh sau đại dịch hay không. Nếu không, thị trường vẫn sẽ phục hồi.
"Tác động lên nền kinh tế từ một cuộc bầu cử đang tranh chấp sẽ không đáng kể", chuyên gia Kristina Hooper nhận định. Và ngay cả khi nó làm chậm sự phục hồi đi nữa, một cuộc bầu cử đang tranh chấp cũng sẽ không thể thay đổi động lực thực sự của giá cổ phiếu ngày nay - chính sách nới lỏng kỷ lục của Fed.