Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Kono cảnh báo Trung Quốc có thể phải "trả giá đắt" nếu định thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng vũ lực.
"Bất kỳ ai có ư định thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều sẽ buộc phải trả giá đắt. Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa các băi đá ngầm trên khắp Biển Đông không tôn trọng hoặc đề cao trật tự quốc tế", Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Taro Kono nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 7/8.
Theo ông Kono, những nỗ lực thay đổi hiện trang trên Biển Đông của Trung Quốc có thể đối mặt với phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Kono trong một cuộc họp tại Tokyo hồi tuần trước. Ảnh: Kyodo.
Trung Quốc gần đây bồi đắp phi pháp 7 băi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Nước này cũng nhiều lần triển khai trái phép máy bay và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo này.
"Đó là hành động gây bất ổn. Trật tự hàng hải cởi mở và tự do ở Biển Đông cũng quan trọng như bất kỳ nơi nào trên thế giới, mọi động thái ở đó sẽ khiến cộng đồng quốc tế lo ngại", Bộ trưởng Kono nói thêm.
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và thuyết phục các đồng minh, đối tác tham gia nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lư của Trung Quốc ở vùng biển này.
Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, trong đó bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên trong hầu hết phạm vi Biển Đông, đồng thời gọi những động thái của nước này nhằm kiểm soát chúng là "hoàn toàn bất hợp pháp" và nhấn mạnh Trung Quốc không có căn cứ pháp lư để đơn phương áp đặt ư chí của ḿnh tại khu vực.
Australia hôm 23/7 cũng gửi công hàm lên Tổng thư kư Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách hàng hải bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt Nam đă nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm t́nh h́nh, đe dọa ḥa b́nh và ổn định tại Biển Đông. Hồi cuối tháng 3, Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền vô lư của Trung Quốc.