Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi quyết định Huawei tham gia mạng 5G của chính phủ Anh, cho rằng công ty này là "mối đe dọa an ninh quốc gia".
"Chúng tôi hoan nghênh thông tin Anh lên kế hoạch cấm Huawei khỏi mạng 5G trong tương lai và loại bỏ thiết bị Huawei không đáng tin cậy khỏi các mạng hiện có", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 14/7 cho biết trong một tuyên bố.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với những người bạn Anh để thúc đẩy hệ sinh thái 5G an toàn và sôi động, điều rất quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng xuyên Đại Tây Dương", Pompeo cho biết thêm.
Sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Anh (NSC) do Thủ tướng Boris Johnson chủ tŕ hôm 14/7, Bộ trưởng Truyền thông Anh Oliver Dowden công bố quyết định cấm công ty viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia mạng 5G tại nước này. Các hăng viễn thông Anh cũng không được mua bất kỳ thiết bị 5G nào từ Huawei.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao hôm 8/7. Ảnh: AFP.
Lệnh cấm của Anh được đưa ra dù Bắc Kinh cảnh báo sẽ trả đũa. Giới quan sát cho rằng quyết định này của Anh là một thắng lợi với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang t́m cách cô lập Huawei.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien viết trên Twitter rằng động thái của Anh cho thấy "sự đồng thuận quốc tế ngày càng tăng" về việc Huawei và các công ty khác bị cáo buộc liên quan đến chính phủ Trung Quốc "gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia".
Pompeo cũng ca ngợi quyết định chống lại Huawei ở một số nước châu Âu, dù Liên minh châu Âu (EU) phản đối lệnh cấm công ty Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ ra các công ty Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đă quyết định "quét sạch" Huawei.
"Các quốc gia cần có thể tin tưởng rằng thiết bị và phần mềm 5G sẽ không đe dọa an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, quyền riêng tư, sở hữu trí tuệ hoặc nhân quyền", Pompeo cho hay.
Thủ tướng Anh ban đầu phản đối lệnh cấm Huawei, cho phép công ty Trung Quốc triển khai mạng tốc độ cao mới ở Anh hồi tháng 1. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Mỹ hồi tháng 5 đă ngăn Huawei sử dụng các con chip sử dụng công nghệ Mỹ, khiến London đảo ngược quyết định.