T́nh cảnh của người Ấn Độ ở Trung Quốc cũng không khá hơn người Trung Quốc sống tại Ấn Độ. Họ không dám ra đường giữa làn sóng tẩy chay mạnh của Ấn Độ. Họ sợ bị trả thù.
Ảnh chụp Naresh Subnani cùng vợ và con gái (ảnh: SCMP)
Trong cả tháng 6 vừa qua, công ty dệt may của Naresh Subnani – một doanh nhân Ấn Độ – làm việc tại Thiệu Hưng, Chiết Giang không nhận được bất kỳ đơn đặt hàng nào.
Một nhà hàng phong cách Ấn Độ của Naresh Subnani cũng không thấy khách lui tới nhiều như trước.
Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng quan trọng hơn cả là t́nh trạng căng thẳng biên giới Trung - Ấn những ngày gần đây.
Naresh Subnani, 38 tuổi nằm trong hàng ngàn người Ấn Độ tại Trung Quốc đang phải hứng chịu nhiều áp lực về kinh tế và cuộc sống khi mối quan hệ giữa hai nước ngày càng đi xuống.
“Tôi nghĩ chúng ta không nên lẫn lộn thức ăn với chính trị”, Subnani nói.
Subnani nói ḿnh đă sống ở Trung Quốc suốt 17 năm qua và chưa bao giờ doanh nghiệp của anh gặp phải khó khăn như hiện tại.
“Ấn Độ và Trung Quốc là những người hàng xóm của nhau. Họ nên đoàn kết, quan tâm và ḥa thuận như hai người anh em”, Subnani nói.
Đối với những người Ấn Độ ở Trung Quốc, giấc mộng đổi đời tại Trung Hoa – nơi hứa hẹn mức thu nhập cao hơn, tỷ lệ tội phạm thấp, hạ tầng tiên tiến – gần như đă chấm dứt, theo SCMP.
Subnani nói anh không được gặp gia đ́nh từ tháng 1 năm nay, khi người vợ đưa con gái 6 tuổi trở lại Kolkata (Ấn Độ) trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Cô Dipika Kantharia đă không được gặp người chồng đang ở Trung Quốc suốt nhiều tháng nay (ảnh: SCMP)
Nhiều gia đ́nh Ấn Độ có thành viên ở Trung Quốc đă bị ngăn cách với người thân sau khi khi New Delhi tuyên bố cấm 59 ứng dụng từ đại lục, bao gồm cả WeChat – một tiện ích liên lạc rất phổ biến.
Không ít người Ấn Độ ở Trung Quốc vẫn cố dùng WeChat để liên lạc với người thân tại quê nhà nhưng các cuộc gọi sẽ bị treo hoặc ngoại tuyến.
Nhiều công dân Trung Quốc ở Ấn Độ cũng cho rằng, việc New Delhi cấm sử dụng 59 ứng dụng của Trung Quốc là rất bất tiện. Khoảng 2.000 người Trung Quốc vẫn c̣n ở lại Ấn Độ.
Li Xiaoyu – một sinh viên Trung Quốc ở New Delhi – cho biết, cô bị sốc trước tin tức về biên giới và những lời kêu gọi tẩy chay Trung Quốc.
Cô Li nói rằng ḿnh chưa gặp phải t́nh huống phân biệt đối xử nào ở Ấn Độ. Tuy nhiên, sự thoải mái và tương tác giữa Li với nhiều người Ấn Độ xung quanh đă giảm hẳn.
Li nói ḿnh muốn trở về Trung Quốc nhưng không thể v́ lo sẽ không tiếp tục được nhập học ở học kỳ kế tiếp.
Dipika Kantharia, 46 tuổi, đang bị mắc kẹt ở Mumbai (Ấn Độ) cùng cô con gái 12 tuổi cho biết, cô chưa thể trở lại Trung Quốc do gặp khó khăn khi làm thủ tục máy bay trong bối cảnh căng thẳng Trung - Ấn gia tăng.
Kantharia nói rằng ḿnh cùng chồng đă sống ở Thâm Quyến, Trung Quốc được 9 năm. Mehul, 44 tuổi, chồng của Kantharia đă trở về Trung Quốc từ tháng 3 và đang rất lo lắng cho vợ con.
Ở một diễn biến khác, hôm 6.7, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra thông báo cho biết, trong cuộc điện đàm về t́nh h́nh biên giới giữa cố vấn an ninh Ấn Độ Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc, hai nước đă nhất trí nhanh chóng rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Truyền thông Ấn Độ đưa tin, binh sĩ Trung Quốc đă bắt đầu tháo dỡ lán trại và một số công tŕnh xây dựng ở thung lũng Galwan – khu vực từng xảy ra đụng độ vào đêm 15.6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Một số phương tiện quân sự của Trung Quốc cũng được nh́n thấy rời khỏi thung lũng Galwan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên – cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ đang thực hiện các biện pháp hiệu quả để hạ nhiệt căng thẳng biên giới.
“Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ tuân thủ những ǵ đă cam kết, thực hiện các biện pháp cụ thể và tiếp tục liên lạc, hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc nhằm ổn định t́nh h́nh biên giới”, ông Triệu phát biểu.
VietBF@ sưu tầm.