Số người nhiễm và số ca chết mới v́ dịch covid-19 đă khiến nước Mỹ buộc phải áp dụng lại các biện pháp chống dịch. Điều này càng cho thấy quyết định mở cửa trở lại đang thực sự là quyết định sai lầm. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Thời gian qua, nhiều nước dần nới lỏng lệnh phong tỏa với hy vọng vực dậy nền kinh tế, nhưng lại chứng kiến t́nh trạng dịch bệnh có xu hướng tăng tốc, như Mỹ, Brazil và hàng loạt quốc gia ở châu Âu, theo AFP. Hiện Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số người nhiễm cũng như tử vong v́ Covid-19. Đáng nói, số lượng ca nhiễm mới đang tăng vọt trong những ngày gần đây, thậm chí liên tục lên mức chưa từng có ở cấp độ bang và quốc gia.
Chỉ trong ngày 24.6, Mỹ ghi nhận hơn 35.900 ca nhiễm mới, mức kỷ lục trong một ngày tại nước này từ khi dịch bùng phát đến nay. Nhiều ca nhiễm mới tập trung ở các bang đông dân như Florida, Texas và California. Cố vấn Nhà Trắng Anthony Fauci cảnh báo nguy cơ mất kiểm soát hoàn toàn t́nh h́nh dịch bệnh Covid-19 trong hai tuần tới tại Florida, Texas và một số bang khác nếu không có biện pháp pḥng dịch phù hợp.Chính quyền một số bang như Texas vừa nới lỏng lệnh phong tỏa đă phải tái áp đặt các biện pháp pḥng dịch Covid-19, bao gồm tự cách ly và yêu cầu người dân ở nhà. Chính quyền 3 bang New York, New Jersey và Connecticut yêu cầu người dân đến từ các điểm nóng Covid-19 ở Mỹ phải tự cách ly, bao gồm bang Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, South Carolina, North Carolina, Utah và Texas.
Trong khi đó, tâm dịch Mỹ Latin tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới tăng chóng mặt. Chỉ tính riêng Brazil, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực này, hôm 24.6 đă ghi nhận tới hơn 42.700 ca nhiễm Covid-19 mới. Giáo sư Domingos Alves tại Đại học Sao Paulo, thành viên ủy ban khoa học chịu trách nhiệm theo dơi t́nh h́nh Covid-19 ở Brazil, hôm qua đánh giá: “Số ca nhiễm vẫn đang tăng mạnh. Chúng ta chỉ mới ở đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên. Dỡ bỏ lệnh phong tỏa quá sớm, chúng ta đang đưa người dân vào ḷ giết mổ”.Cũng trong hôm qua, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Hans Kluge cho biết: “Trong 2 tuần qua, 11 quốc gia châu Âu chứng kiến t́nh trạng số ca mắc Covid-19 gia tăng trở lại từ khi bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa”. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo số người mắc Covid-19 trên toàn cầu sẽ vượt quá 10 triệu trong tuần tới, theo Reuters.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hôm qua cũng cảnh báo đại dịch Covid-19 sẽ gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có, khiến GDP toàn cầu giảm 4,9% trong năm nay, xóa sạch 12.000 tỉ USD khỏi nền kinh tế thế giới trong hai năm tới. Theo IMF, nhiều quốc gia sẽ đối mặt nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng gấp đôi so với những ǵ họ phải chịu đựng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009. IMF dự báo Trung Quốc là nền kinh tế duy nhất tăng trưởng trong năm nay với chỉ 1%.
|