Việc Mỹ cắt đứt với WHO của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến ông phải hứng chịu phản ứng dữ dội sau khi tuyên bố cắt đứt quan hệ với cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc (WHO) v́ đại dịch Covid-19 v́ lo ngại động thái này sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực của thế giới để đối phó với đại dịch đang khiến hơn 6 triệu người mắc bệnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Cụ thể, châu Âu (EU) đă đề nghị Mỹ xem xét lại quyết định chấm dứt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cắt giảm tài trợ vĩnh viễn cho cơ quan này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đă giết chết hơn 366.000 người, gây bệnh cho hơn 6 triệu người khác và tàn phá nền kinh tế toàn cầu.
"Bây giờ là thời gian để tăng cường hợp tác và t́m ra các giải pháp chung. Phải tránh các hành động làm suy yếu các nỗ lực (chống dịch) quốc tế", Liên minh châu Âu nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và người phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cũng cho rằng, trong bối cảnh thế giới tiếp tục cuộc chiến chống lại Covid-19, nhiệm vụ quan trọng nhất là cứu chữa, kiểm soát và giảm thiểu những tác động của dịch bệnh. Do đó, EU đề nghị Mỹ cân nhắc lại quyết định rút khỏi WHO.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nhấn mạnh quyết định rút khỏi WHO của ông Trump là "đáng thất vọng" và sẽ gây trở ngại cho ngành y tế toàn cầu.
Thủ tướng Angela Merkel đă thể hiện thái độ bằng cách từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 trực tuyến mà ông Trump tuyên bố sẽ tổ chức.
Ông Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown và cộng tác viên của WHO cáo buộc quyết định của ông Trump là "bất hợp pháp, liều lĩnh và nguy hiểm".
Richard Horton, biên tập viên của tạp chí y khoa The Lancet cho rằng, đây là quyết định "điên rồ và kinh hoàng".
Ngày 30/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngừng đóng góp tài chính và chấm dứt mối quan hệ giữa quốc gia này với WHO. Mỹ cáo buộc cơ quan y tế lớn nhất thế giới đă thất bại v́ phản ứng chậm trễ với đại dịch Covid-19.
VietBF@sưu tập