Ngày 28/5, Liên Hợp Quốc đă tổ chức cuộc họp trực tuyến bàn về việc hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Dù không có sự tham gia của ba nước lớn là Mỹ, Nga và Trung Quốc song cuộc họp vẫn nhận được sự đồng thuận của khoảng 50 nhà lănh đạo các nước tham gia hội nghị. Các bên nhất trí tăng cường sự phối hợp giữa các quốc gia trong việc đối phó dịch Covid-19, trong đó, ưu tiên hỗ trợ các quốc gia đang phát triển.
Tổng thư kư Liên Hợp Quốc António Guterres. Ảnh: DW.
Mở đầu bài phát biểu tại hội nghị, Tổng thư kư Liên Hợp Quốc António Guterres đă nhấn mạnh yêu cầu phải hợp tác giữa các quốc gia với nhau nhằm đối phó với tác động của dịch Covid-19.
Theo Tổng thư kư Liên Hợp Quốc, dịch Covid-19 có thể gây ra sự tàn phá và những hệ quả không thể tưởng tượng nổi. Lấy dẫn chứng về những con số gây sốc mà đại dịch này đă và đang gây ra cho thế giới như 60 triệu người bị đẩy vào trạng thái nghèo khó cùng cực, 1,6 tỷ người phải đối mặt với nguy cơ không có phương kế sinh nhai, hơn 8.000 tỷ tổng sản phẩm quốc gia đă bốc hơi cùng với đại dịch, Tổng thư kư Liên Hợp Quốc đă gọi dịch Covid-19 là thảm họa nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 của thế kỷ trước.
Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả về mặt kinh tế. Điều này có thể kéo theo làn sóng vỡ nợ của các quốc gia đang phát triển, gây cản trở nỗ lực đạt mục tiêu phát triển bền vững với tầm nh́n tới năm 2030 của Liên Hợp Quốc. Tổng thư kư kêu gọi các chủ nợ đang nắm giữ khoản nợ công của các nước đang phát triển t́m kiếm ưu đăi, cũng như giảm nợ cho các nước đang phát triển.
Gọi đại dịch Covid-19 là lời nhắc nhở sâu sắc về việc thế giới đă và đang kết nối với nhau như thế nào, Thủ tướng Canada Justin Trudeau – một trong hai quốc gia chủ tŕ hội nghị cùng Liên Hợp Quốc cũng nhấn mạnh yêu cầu hợp tác toàn cầu và hỗ trợ các quốc gia yếu thế, dễ bị tổn thương:
“Dịch Covid-19 là một thách thức không có tiền lệ trong thế giới hiện đại của chúng ta. Để đánh bại dịch Covid-19 đ̣i hỏi một kế hoạch toàn cầu có sự phối hợp giữa các quốc gia với nhau nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong nước và thế giới quay lại đà tăng trưởng, trong đó ưu tiên các quốc gia dễ bị tổn thương”, ông Justin Trudeau nói.
C̣n theo Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Tijjani Muhammad-Bande, trước khi xảy ra dịch Covid-19, bế tắc về tài chính đă đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các nước đang phát triển nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững với tầm nh́n tới năm 2030 của Liên Hợp Quốc. Đến khi dịch xảy ra, những cú sốc về kinh tế và tài chính c̣n khiến các quốc gia đang phát triển càng khó khăn hơn trong việc đối phó với thảm họa cũng như những hệ lụy của kinh tế và xă hội do dịch gây ra.
Trước thực tế này, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đề xuất các nước xem xét lại kết cấu kinh tế, tăng cường sự lănh đạo, thiện chí chính trị và nỗ lực chung nhằm đảm bảo tương lai của các thế kế sau. Ông cũng nhấn mạnh, các nước cần huy động các nguồn lực tài chính công, tư và các nguồn tài chính khác nhằm đẩy mạnh quá tŕnh hồi phục và phát triển trong dài hạn.
“Đă đến lúc phải khôi phục lại hệ thống tài chính quốc tế. Kế hoạch này không chỉ giải quyết sự thiếu hụt khả năng thanh khoản hiện tại mà c̣n phải mang đến giải pháp bền vững, tạo ra không gian tài chính quan trọng cho đầu tư và phát triển đối với các quốc gia đang phát triển, các quốc gia gặp khó khăn”, ông Tijjani Muhammad-Bande nói.
Cũng tại hội thảo, các nhà lănh đạo trên thế giới cũng khẳng định, các nướccần phải sáng tạo và t́m ra những phương thức hợp tác mới trong việc đối phó dịch Covid-19. Không ít ư kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng dịch bệnh cũng có thể biến thành cơ hội để các nước phục hồi kinh tế mau chóng và chiến đấu chống t́nh trạng toàn cầu bị nóng lên.
VietBF@sưu tập