Mỹ cân nhắc chuyển kho hạt nhân từ Đức sang Ba Lan. Kế hoạch này của Washington làm gợi nhớ đến cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, ban đầu bùng phát do Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân sát vách Liên bang Xô viết, tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ba Lan sẵn sàng tiếp quản kho vũ khí hạt nhân Mỹ để ở Đức. Ảnh: 7News
Theo đài Sputnik, Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Georgette Mosbacher ám chỉ Warsaw có thể đồng ư tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu nếu Đức từ chối.
“Nếu Đức muốn giảm tiềm năng hạt nhân và làm suy yếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), th́ Ba Lan – thành viên tuân thủ các quy định về tài chính và hiểu rơ những rủi ro mà khu vực phía Đông của NATO phải đối mặt - có thể tiếp quản kho vũ khí này”, bà Mosbacher chia sẻ qua mạng xă hội Twitter.
Hiện giới chức Ba Lan vẫn chưa đưa ra bất kỳ b́nh luận nào về lời đề nghị của Đại sứ Mosbacher. Trước đó, quốc gia này bày tỏ thái độ sẵn sàng cho lực lượng Mỹ đóng quân, hứa hẹn xây dựng một “Pháo đài Trump”.
Lời đề nghị của bà Mosbacher được đưa ra nhằm đáp lại tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell kêu gọi Berlin duy tŕ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Ông chỉ trích ư tưởng đưa kho vũ khí hạt nhân Mỹ rời khỏi Đức và cho rằng điều đó được coi là một hành động phản bội cam kết của Berlin đối với NATO.
Trước đó, Đảng Dân chủ Xă hội (SPD) của Đức đặt câu hỏi về sự hiện diện của vũ khí hạt nhân Mỹ tại quốc gia này. Trong một cuộc thảo luận về việc mua chiến đấu cơ F-18 của Mỹ, lănh đạo nghị viện SPD – ông Rolf Muetzenich – đề xuất loại bỏ vũ khí hạt nhân của Washington ra khỏi Berlin.
“Các đồng minh mong đợi Đức vẫn luôn đóng vai tṛ là một lực lượng ḥa b́nh, như những ǵ Ngoại trưởng Maas gần đây phát biểu. Thay v́ làm suy yếu sự đoàn kết của NATO, giờ là lúc Đức thực hiện cam kết với các đồng minh", Đại sứ Grenell nhấn mạnh.
Ông Grenell không phải là quan chức duy nhất gây sức ép lên Đức về vấn đề hạt nhân của Mỹ. Mới đây, Tổng Thư kư NATO Jens Stoltenberg cũng lên tiếng hối thúc Berlin duy tŕ các vũ khí trên viện dẫn lư do của cái gọi là “nguy cơ từ Nga”.
Sau Khủng hoảng Tên lửa Cuba, Mỹ và Nga đă tiến hành kư kết một vài hiệp ước giới hạn kho vũ khí tên lửa chiến lược và hạt nhân chiến lược, bao gồm Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) và Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Hiệp ước INF đă đổ vỡ vào tháng 8/2019 sau khi Mỹ đơn phương chấm dứt với lư do cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản. Moskva liên tục phủ nhận các cáo buộc này. Trong khi đó, Hiệp ước START mới sẽ hết hạn trong ṿng chưa đầy 1 năm tới, tuy nhiên cả Washington và Moskva vẫn chưa đàm phán gia hạn.
Điện Kremlin nhiều lần gửi tín hiệu sẵn sàng gia hạn thỏa thuận, nhưng Mỹ chưa chịu tham gia đàm phán. Thay vào đó, Washington đề xuất hiệp ước nên được mở rộng, bao gồm kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Về phần ḿnh, Bắc Kinh từ chối tham gia các thỏa thuận trên.
VietBF@ sưu tầm.