Nhằm thu hút các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc, Ấn Độ sẵn sàng dành quỹ đất khổng lồ, gần gấp đôi kích thước của quốc gia châu Âu Luxembourg, các nguồn tin cho biết.
Tính đến ngày 4.5, đại dịch Covid-19 khiến hơn 3,6 triệu người trên toàn cầu nhiễm virus và hơn 252.000 ca tử vong. Dịch bắt nguồn từ Trung Quốc đă khiến chuỗi cung ứng toàn cầu tê liệt.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản đă rục rịch lên phương án rút các công ty sản xuất khỏi Trung Quốc.
Cuối tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nói rằng Mỹ hiện đang hợp tác cùng Úc, Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để thúc đẩy kinh tế toàn cầu, giảm sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Ấn Độ sẵn sàng dành ra 461.589 hécta đất trên khắp cả nước cho mục đích thu hút công ty sản xuất rời Trung Quốc, đặc biệt là công ty Mỹ, nguồn tin giấu tên nói trên India Times.
Quỹ đất khổng lồ trên tương đương gần gấp đôi diện tích của quốc gia châu Âu Luxembourg (243.000 hécta). Quỹ đất này bao gồm 111.131 hécta có sẵn từ các khu công nghiệp ở bang Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu và Andhra Pradesh.
Ấn Độ dành quỹ đất khổng lồ cho các công ty sản xuất rời Trung Quốc.
Đất đai là một trong những rào cản lớn để doanh nghiệp nước ngoài đặt nhà máy sản xuất lâu dài ở Ấn Độ. Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi nhận ra cơ hội lớn từ việc các nhà sản xuất rục rịch rút khỏi Trung Quốc v́ đại dịch Covid-19.
Không chỉ cung cấp đất xây dựng nhà máy, Ấn Độ cũng sẵn sàng xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường sá để thu hút các nhà đầu tư. Chính phủ Ấn Độ chọn 10 lĩnh vực sản xuất được ưu tiên, bao gồm điện, dược phẩm, thiết bị y tế, điện tử, kỹ thuật nặng, thiết bị năng lượng mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt may.
Các công ty Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đă và đang bày tỏ sự quan tâm đến việc chuyển dịch các nhà máy đến Ấn Độ, theo các nguồn tin. Đây đều là những đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ với kim ngạch thương mại khổng lồ.
Các bang ở Ấn Độ cũng được khuyến khích chủ động t́m kiếm nhà đầu tư. Bang Andhra Pradesh đang đàm phán với nhiều công ty từ Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.
“Chúng tôi có lợi thế đường bờ biển dài, rất sẵn sàng xây dựng khu công nghiệp với quỹ đất dồi dào”, Rajat Bhargava, quan chức bang Andhra Pradesh, nói với India Times. “Chúng tôi muốn tập trung vào các lĩnh vực nhất định như IT, chế biến thực phẩm, hóa chất”.
VietBF@sưu tập