Phật dạy rằng đời trăm ngàn việc, nhưng 3 việc cần làm để tạo đức cho con cháu. Ngài nói rằng phúc đức không tự nhiên sinh ra, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm người. Sau đây có 3 việc bạn cần làm để tạo đức cho chính mình và để phúc cho con cháu.
Hành động cẩn trọng
Thần thái của con người chính là thắn không kiêu, bại không nản, hành động cẩn trọng, nhất mức nhu hóa. Thái tức núi Thái, Thái Sơn ở trong lòng chính là có hình tượng an bình, ổn định, trang trọng. Làm người, nếu giữ được nếp sống như vậy sẽ khiến người khác tín nhiệm, an tâm, tạo ra được hậu phúc cho chính mình.
Cẩn trọng không đồng nghĩa với xét nét. Hành xử đừng quá cay nghiệt, đối nhân đừng quá so đo, không đoạn tuyệt, không ích kỷ, bằng không sẽ tự phá hủy đường lui của chính mình. Làm người, đừng ham lợi nhỏ trước mắt mà bỏ đi cái lợi lớn. Bằng không sẽ bế tắc vô cùng.
Ăn ngay nói thẳng
Làm người, phải chính trực ngay thẳng, ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi đầu không hổ với đất. Đã sống, nhất định phải chính trực, quan điểm rõ ràng, khi đối mặt với tiểu sự hay đại sự đều có thể đưa ra phán đoán phù hợp với nhân tình đạo lý.
Người chính trực không đơn thuần căn cứ vào lợi ích để phán đoán, mà quan sát lương tâm của chính mình. Cái gì khoan dung được thì khoan dung. Cái gì thứ tha được thì tha thứ. Với người yếu thế không hiếp đáp. Cũng không vì quyền thế mà đổi trắng thay đen. Thấy người hoạn nạn ra tay tương trợ không suy xét. Đó chính là biểu hiện của người phúc đức.
Biết nhẫn nhịn
Phật dạy: “Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, nhịn một bước biển rộng trời cao.” Từ xưa đến nay, “Nhẫn” vừa là một loại tu dưỡng tâm tính vừa là một loại dưỡng thân hữu hiệu. Người biết nhẫn, lòng luôn khoan dung, độ lượng, không tranh giành, không háo thắng. Họ một đời tránh xa thị phi, không lo không sợ, thong dong tự tại. Nhẫn được, vạn sự khó khăn đều sẽ tan biến. Nhìn được, có thể dùng trí tuệ để biến việc lớn thành nhỏ, việc nhỏ thành hư vô, hóa dữ thành lành.
VietBF@ sưu tầm.