05/03/20
Ngày 2/5, Trung Quốc đă cáo buộc Mỹ cố gắng “t́m cách đổ lỗi” liên quan tới đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ khởi động một chiến dịch trên mạng xă hội Twitter kêu gọi cho vùng lănh thổ Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới (WHA).
Đài Loan từng là quan sát viên WHO từ năm 2009 tới 2016. (Nguồn: AP)
Trước đó, phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc cũng cáo buộc Mỹ thực hiện động thái chính trị khi ủng hộ vùng lănh thổ Đài Loan tham gia WHA, dự kiến diễn ra vào ngày 17/5.
Bắc Kinh đă cáo buộc Washington “can thiệp vào t́nh h́nh nội bộ” trong bối cảnh Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh và tuyên bố sẵn sàng dùng mọi cách đưa ḥn đảo về trở lại đại lục, kể cả dùng vũ lực.
Trung Quốc cảnh báo việc Mỹ công khai ủng hộ vùng lănh thổ Đài Loan có thể làm ảnh hưởng tới “bầu không khí hợp tác” trong thời điểm các bên cần sự đoàn kết.
Tối ngày 1/5, Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng ḍng hashtag “Tweet v́ Đài Loan” trên Twitter, kêu gọi phục hồi vị trí quan sát viên tại WHO cho ḥn đảo.
Theo SCMP, vùng lănh thổ Đài Loan từng là quan sát viên WHO từ năm 2009 tới 2016 nhưng sau đó được cho là đă bị loại bỏ v́ áp lực từ phía Bắc Kinh.
Mỹ cho rằng vùng lănh thổ Đài Loan phù hợp để tham gia trong bối cảnh thế giới đang thảo luận về Covid-19 và các mối đe dọa y tế khác và thế giới cần chuyên môn của Đài Loan.
“Liệu có là quá nhiều khi yêu cầu Đài Loan được phép chia sẻ kinh nghiệm, sự cam kết của họ với toàn thế giới? Liệu thế giới có bị khuất phục trước áp lực từ Trung Quốc?”, thông điệp viết.
Australia tuyên bố họ sẽ ủng hộ vùng lănh thổ Đài Loan quay trở lại WHO làm quan sát viên, trong bối cảnh căng thẳng giữa Canberra và Bắc Kinh đang leo thang. Trước đó, một nhà ngoại giao Trung Quốc từng dọa sẽ “tẩy chay” hàng hóa Australia sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
WHO cho biết họ vẫn bàn bạc với các quan chức thuộc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Đài Loan, các nhà khoa học của ḥn đảo liên quan tới dịch bệnh. WHO cũng cho biết vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) là do các thành viên quyết và họ không có quyền trong việc này.
Đức Hoàng
(theo Reuters)