Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đă phạm nhiều sai lầm v́ có hành vi bao che Trung Quốc trong đại dịch Covid-19. Mỹ sẽ tổ chức điều tra và cân nhắc về việc ngừng trợ cấp cho tổ chức này.
Ḍng tweet của tổng thống Trump đề cập đến WHO vào ngày 07/04. (Ảnh: Twitter)
Tổng thống Trump đă tweet vào ngày 07/4 rằng: “WHO thực sự đă làm hỏng việc. V́ lư do nào đó, họ được tài trợ chủ yếu từ Mỹ nhưng lại xem Trung Quốc là trung tâm. Chúng tôi sẽ xem xét kỹ chuyện này. May mắn là tôi đă bỏ qua khuyến cáo của họ về chuyện mở cửa biên giới với Trung Quốc từ sớm. Tại sao họ lại đưa cho chúng ta một đề nghị sai lầm như vậy?”.
Lam Thuật, b́nh luận viên thời sự người Hoa sống ở Mỹ nói rằng: “Tổng thống Trump đă ngừng các chuyến bay từ Trung Quốc đến Mỹ vào cuối tháng 01. Sau đó vào ngày 03/02 ông Tedros Adhanom lại chỉ trích việc đóng cửa giao thông với Trung Quốc là gây ảnh hưởng du lịch quốc tế, trong khi ĐCSTQ đă đóng cửa Vũ Hán vào ngày 23/01!
Bạn thấy đấy, ông ta hoàn toàn không đứng ở góc độ có trách nhiệm đối với sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng quốc tế, mà hoàn toàn đứng ở góc độ lợi ích chung với ĐCSTQ, là phát ngôn cho ĐCSTQ”.
Biểu hiện của WHO và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom trong việc đối phó với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lần này đă gây ra sự phẫn nộ trên toàn cầu.
Tính đến trưa ngày 08/4, có hơn 740.000 người đă kư tên tại trang thỉnh nguyện lớn nhất thế giới “Change.org” nhằm kêu gọi ông Tedros Adhanom từ chức. Trong đơn thỉnh nguyện nói rằng đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên thế giới hiện nay là có liên quan đến việc ông Tedros Adhanom đă đánh giá thấp t́nh h́nh dịch bệnh.
Ngoài ra, WHO vốn dĩ cần trung lập về chính trị, nhưng lại trực tiếp công bố số liệu do chính phủ Trung Quốc cung cấp mà không có bất kỳ cuộc kiểm tra nào. Hơn nữa cũng v́ yếu tố chính trị mà WHO đă từ chối Đài Loan tham gia vào tổ chức.
Tính đến ngày 08/4, số người kư tên kêu gọi ông Tedros Adhanom từ chức trên trang Change.org đă hơn 740.000 người. (Ảnh: Change.org
Lam Thuật nói: “Thực sự không ai nghĩ rằng dịch bệnh sẽ nghiêm trọng như vậy, có hai nguyên nhân chính khiến người ta xem nhẹ nó: Một là ĐCSTQ đă che giấu sự thật về dịch bệnh. Hai là do WHO vốn dĩ là một tổ chức quốc tế thứ ba, một tổ chức rất có uy quyền nhưng lại phát ngôn cho ĐCSTQ. V́ thế khiến cho hầu hết các chính phủ trên thế giới đă không có sự chuẩn bị đầy đủ cho đại dịch này”.
Ngày càng có nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi Tedros Adhanom từ chức
Theo số báo thứ 3 của tờ “The Washington Free Beacon”, Thượng nghị sĩ bang Texas ông Ted Cruz tin rằng WHO nên xem xét việc thay thế ông Tedros Adhanom. Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley và Thượng nghị sĩ Rick Scott cũng kêu gọi truy cứu trách nhiệm đối với ông Tedros.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio cũng nói vào tuần trước rằng nên truy cứu trách nhiệm của các lănh đạo WHO, bao gồm cả ông Tedros, người cho phép Bắc Kinh lợi dụng WHO để lừa gạt cộng đồng quốc tế.
Thượng nghị sĩ bang Florida Rick Scott thuộc đảng Cộng Ḥa đă chia sẻ trong chương tŕnh “Tucker Carlson Tonight” của kênh Fox News vào ngày 07/4 rằng WHO đang làm việc cho ĐCSTQ.
Ông đưa ra ví dụ, vào ngày 14/01 Tedros Adhanom đă nói rằng không có dấu hiệu lây nhiễm người sang người – là dối trá; vào ngày 20/01 ông ta lại ca ngợi công tác chống dịch của ĐCSTQ là “hoàn hảo” – cũng là dối trá. Vào tháng Hai, khi ông Rick Scott yêu cầu WHO điều tra ĐCSTQ th́ WHO đă không làm ǵ cả.
Trịnh Hạo Xương, b́nh luận viên thời sự người Hoa sống ở Mỹ nói rằng: “Làm thế nào một người có vấn đề như Tedros Adhanom lại được chọn làm người lănh đạo? Và sau khi ông ta phạm sai lầm nghiêm trọng lại không có cơ chế nào truy cứu trách nhiệm nhằm chế ước ông ta cả. Đây là một vấn đề rất lớn về thể chế, cho thấy WHO đă mắc khuyết điểm rất nặng”.
Mỹ là quốc gia tài trợ lớn nhất cho WHO, với số tiền quyên góp hằng năm là gần 116 triệu USD, chiếm 21% ngân sách tài chính của WHO, trong khi đóng góp của ĐCSTQ chỉ dưới 1%. Ngoài ra, Mỹ c̣n t́nh nguyện góp thêm khoảng 100 triệu đến 400 triệu USD hằng năm cho các dự án đặc biệt của WHO. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh bùng phát, Tổng thống Trump đă quyết định giảm một nửa ngân sách chi tiêu hằng năm cho WHO trong năm 2021.
Thượng nghị sĩ Rick Scott c̣n nói rằng Bộ trưởng An ninh Nội địa đă đồng ư với thỉnh cầu của ông về việc điều tra WHO. Ông đă đề nghị điều tra những hành động vừa qua của WHO là v́ mục đích ǵ? Tại sao người Mỹ lại phải đóng thuế để quyên góp cho một tổ chức nói dối với Mỹ? Tại sao WHO lại nghe theo sự thúc ép của ĐCSTQ, v.v..
Thượng nghị sĩ Rick Scott phát biểu trong cuộc hội đàm “Những thách thức từ Trung Quốc” vào tháng 3/2020. (Ảnh: NTDTV)
Trịnh Hạo Xương: “Không chỉ cách chức ông Tedros Adhanom là xong chuyện, mà c̣n cần điều tra lư do sâu xa hơn, bởi v́ bây giờ không chỉ WHO đang có vấn đề mà các tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc và Interpol cũng có rất nhiều vấn đề. Đằng sau điều này thực sự là một sự phơi bày lớn đối với các vấn đề nội tại của xu thế toàn cầu hóa, và ĐCSTQ là bàn tay đen lớn nhất ẩn núp trong vùng nước sâu của việc toàn cầu hóa”.
Tổng thống Trump lần nữa đề cập đến WHO trong một cuộc họp báo vào tối ngày 07/4. Ông nói rằng nếu khoản tài trợ nghiên cứu mà WHO nhận được không tỷ lệ thuận với lợi ích mà nó tạo ra, th́ Mỹ với tư cách là quốc gia tài trợ lớn nhất, sẽ xem xét liệu có nên đầu tư thêm tiền hay không. Trump nói rằng ông sẽ điều tra vấn đề này, từng bước một, có thể sẽ chấm dứt quyên góp cho WHO.
VietBF@sưu tập