Mỹ bị lên án là ‘cướp biển hiện đại’ giữa cuộc chiến giành khẩu trang. Sau khi chuyển hướng lô hàng khẩu trang dành cho cảnh sát Đức và “đấu giá” với các nước trong một thị trường ngày càng khốc liệt. Mỹ đă bị buộc tội.
Khoảng 20.000 khẩu trang N95 đang quá cảnh ở Thái Lan trên đường chuyển cho cảnh sát Đức bị Mỹ chuyển hướng đưa sang Mỹ, theo chính quyền thủ đô Berlin của Đức.
Quan chức nội vụ của bang Berlin, Andreas Geisel, gọi hành động của Mỹ là “cướp biển hiện đại” và kêu gọi chính phủ Đức yêu cầu Washington tuân theo quy tắc thương mại quốc tế.
Lính Vệ binh Quốc gia của ban Indiana đang đẩy các thùng vật tư y tế sắp được chuyển đi hôm 26/3 ở thành phố Indianapolis. Ảnh: AP.
“Đây không phải cách đối xử với một đối tác xuyên Đại Tây Dương... ngay cả khi khủng hoảng toàn cầu cũng không được hành xử như miền Tây hoang dă như thế”, ông nói.
Nhiều lời cáo buộc đă được đưa ra trên thế giới về cách hành xử của chính quyền Trump, dùng ảnh hưởng của ḿnh đối với thị trường vật tư y tế giờ đây đă trở thành cuộc chiến “cá lớn nuốt cá bé” giữa các nước, thậm chí giữa các tiểu bang của Mỹ với chính quyền liên bang.
T́m mua khẩu trang như “t́m kho báu”
Valérie Pécresse, Chủ tịch uy tín của vùng Île-de-France, bao gồm Paris, mô tả cuộc đua t́m mua khẩu trang là “đi t́m kho báu”.
“Tôi t́m được lô khẩu trang, và người Mỹ - tôi không nói là chính phủ Mỹ, mà người Mỹ - ra giá ăn đứt chúng tôi”, bà Pécresse nói với đài BFM TV (Pháp). “Họ trả giá gấp ba lần, tiền trao tay ngay lập tức. Tôi sao mà cạnh tranh nổi. Dùng tiền của người đóng thuế, tôi chỉ có thể trả tiền khi nhận hàng, sau khi đă kiểm tra chất lượng”.
Bà Pécresse nói cuối cùng bà cũng mua được một lô 1,5 triệu khẩu trang nhờ hỗ trợ của một cư dân người Hoa gốc Pháp ở vùng Paris.
Trước đó, hai lănh đạo vùng ở Pháp cũng phàn nàn về người Mỹ không rơ tên đă đấu giá để giành khẩu trang, bao gồm một vụ mà lô hàng đă ở trên đường băng chuẩn bị chở sang Pháp.
“Chúng tôi thực sự phải tranh giành nhau”, Jean Rottner, bác sĩ và Chủ tịch của hội đồng khu vực Grand Est, nói với đài RTL. Ông nói lô hàng 2 triệu khẩu trang của ông không bị mua mất, nhưng việc tranh giành diễn ra “phổ biến”.
Truyền thông Pháp bắt đầu gọi đó là “chiến tranh khẩu trang”.
Tại Washington, một quan chức chính quyền cấp cao nói với AFP rằng "chính phủ Mỹ đă không mua bất kỳ khẩu trang nào Trung Quốc dự định giao cho Pháp".
Công ty Mỹ 3M, sản xuất khẩu trang N95, nói chính quyền Mỹ đă đề nghị công ty tăng cường nhập hàng từ các nhà máy nước ngoài về Mỹ, và đă đạt được thỏa thuận mua về 10 triệu khẩu trang.
Chính quyền Mỹ cũng đă yêu cầu công ty dừng xuất khẩu từ các nhà máy ở Mỹ sang Canada và Nam Mỹ. Nhưng 3M nói làm vậy sẽ có “hậu quả đáng kể về nhân đạo” và sẽ khiến các nước trả đũa.
Theo 3M, lượng hàng mà Mỹ tiếp cận được trên thực tế sẽ giảm đi nếu các nước trả đũa. Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói hành động trên là “sai lầm” của Mỹ v́ Mỹ cũng nhập khẩu vật tư y tế từ Canada.
Trong cuộc chiến này, Mỹ có lợi thế v́ có số lượng đáng kể công ty giao hàng qua đường hàng không, gấp ba lần so với Trung Quốc.
Mạng lưới môi giới khẩu trang
Muốn mua khẩu trang thời điểm này, các chính phủ, tiểu bang Mỹ phải đi qua mạng lưới môi giới, nhiều người tập trung ở Thượng Hải.
Một người môi giới, Michael Crotty, chủ công ty Golden Pacific Fashion & Design ở Thượng Hải, nói với New York Times rằng các nhà máy Trung Quốc thường bán cho bên ra giá cao nhất. “Thị trường bây giờ thuộc về người bán... trước đây không như vậy”, ông Crotty nói.
Quan hệ cá nhân thường có vai tṛ quyết định. Chẳng hạn, đội bóng bầu dục Mỹ New England Patriots (vùng Boston) giúp vận chuyển lô hàng 1,2 triệu khẩu trang về cho Thống đốc bang Massachusetts Charlie Baker, thông qua hỗ trợ của tổng lănh sự Trung Quốc ở New York Huang Ping.
Các bang của Mỹ đă phải tranh giành nhau, và với chính quyền liên bang. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo tuần này ví “như thể đang lên eBay cùng 50 bang khác”.
Các thống đốc bang nói họ không thể dựa vào kho dự trữ vật tư y tế đang cạn dần, đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump thể hiện sự thiên vị chính trị, nói các thống đốc “nên biết ơn”.
“Tôi phải nói rằng trong ba lô hàng tốt, chúng tôi đă thua chính quyền liên bang”, Thống đốc Massachusetts Charlie Baker nói với Tổng thống Trump trong một cuộc họp trực tuyến. “Tôi cảm thấy nếu ai đó lựa chọn giữa bán cho tôi và bán cho các ngài, th́ tôi sẽ đều thua”.
Ông Trump sau đó nói chính quyền liên bang sẽ bỏ đơn hàng nếu có xung đột với bang.
Số lượng khẩu trang và các thiết bị y tế thiết yếu khác đang cạn dần tại các bệnh viện ở Mỹ, nước đang có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, có hơn 270.000 ca, và hơn 7.400 ca tử vong, tính đến sáng ngày 4/4.
Các chính phủ khác được cho là đă dùng các biện pháp ngầm để mua hàng, bao gồm việc cấm xuất khẩu. Brazil gần đây cũng nói các nỗ lực đặt mua đồ bảo hộ từ Trung Quốc đều đă thất bại.
VietBF@ sưu tầm.