Lầu Năm Góc cảnh báo cho nghỉ việc trên 9.000 nhân viên người Hàn Quốc. Đây là số lượng mà gần như các nhân viên Hàn Quốc làm việc tại các căn cứ Mỹ đồn trú ở quốc gia này. Theo Lầu Năm Góc họ sẽ tạm thời nghỉ việc trong tháng Tư tới nếu như hai nước không đạt được thỏa thuận mới về việc chia sẻ chi phí quốc pḥng.
Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc Tướng Robert Abrams (trái) nói chuyện với đồng nghiệp tại căn cứ Camp Humphreys, Hàn Quốc ngày 24/2. Ảnh: Stars and Stripes
Theo trang tin Military, trong một tuyên bố ngày 23/2, Bộ quốc pḥng Mỹ cho biết Washington vẫn tiếp tục hỗ trợ cho các hợp đồng và khoản lương quan trọng, như lương cho một số “nhân vật then chốt”, song không quên cảnh báo trên 9.000 nhân viên Hàn Quốc sẽ bị sa thải từ ngày 1/4 tới.
Thông báo trên được đưa ra trước thềm cuộc gặp tại Washington trong ngày 24/2 (giờ Mỹ) giữa Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper và người đồng cấp Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo, gần 2 tháng kể từ khi thỏa thuận trước đó có tên gọi Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (Special Measures Agreement - SMA) hết hiệu lực. Hai quan chức sẽ thảo luận về thỏa thuận và các vấn đề song phương khác.
Về phần ḿnh, Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc cam kết sẽ đẩy mạnh các nỗ lực để đạt được thỏa thuận mới song từ chối cung cấp thêm chi tiết.
“Tôi có thể nói rằng chúng tôi sẽ đẩy mạnh nỗ lực để t́m cách đưa ra giải pháp sau các cuộc đàm phán sớm nhất có thể, nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả từ việc thiếu thỏa thuận SMA”, người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc Moon Hong-sik phát biểu trong một cuộc họp báo ở Seoul ngày 24/2.
Hai đồng minh lâu năm không thể lấp đầy khoảng trống mâu thuẫn sau khi Washington yêu cầu Hàn Quốc phải chi trả 5 tỷ USD/năm, tăng gấp 5 lần con số thỏa thuận trước. Các nhà đàm phán Mỹ cho biết họ đă giảm bớt yêu cầu nhưng vẫn muốn mở rộng một phần chi phí.
Trong khi đó, Hàn Quốc khăng khăng các cuộc đàm phán nên chỉ nằm trong khung chương tŕnh hiện tại, với phần lớn khoản hỗ trợ từ Mỹ sử dụng để trả lương cho trên 9.000 nhân viên Hàn Quốc, hỗ trợ hậu cần và các dự án xây dựng. Nguồn ngân sách này không được dùng để trả lương cho binh sĩ Mỹ hoặc các hoạt động quân sự.
Lầu Năm Góc lư giải phần lớn nguồn đóng góp từ SMA đổ sang nền kinh tế Hàn Quốc. Phần hỗ trợ của Mỹ sẽ cạn kiệt vào ngày 31/3 nếu Chính phủ Hàn Quốc không nhất trí tăng cường hỗ trợ về mặt tài chính cho các lực lượng Mỹ cam kết bảo vệ Hàn Quốc theo thỏa thuận.
Mặc dù đe dọa sa thải phần lớn nhân viên Hàn Quốc song Bộ Quốc pḥng Mỹ vẫn cam kết tiếp tục hỗ trợ cho các hợp đồng và khoản lương quan trọng, như lương cho một số “nhân vật then chốt”.
Phản ứng trước các tuyên bố mới nhất từ Lầu Năm Góc, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) – hiện bao gồm 28.500 binh sĩ Mỹ - bày tỏ sự hoan nghênh trước quyết định của Bộ trưởng Esper khi giữ nguyên phần hỗ trợ các hợp đồng và dịch vụ quan trọng.
“Chúng tôi vừa mới nhận thông tin này, chúng tôi sẽ phân tích quyết định để xem nhân viên Hàn Quốc nào không bị thôi việc”, người phát ngôn USFK Đại tá Lee Peters trả lời qua thư điện tử ngày 24/2.
Trong một động thái bất thường, lực lượng này đă phát đi một thông cáo báo chí về kế hoạch tổ chức cuộc họp toàn quân vào cuối ngày 24/2 tại các căn cứ để thông báo về nguy cơ sa thải.
“Quyết định sa thải sẽ ảnh hưởng đáng kể - về mặt cảm xúc cũng như tài chính – đối với các nhân viên Hàn Quốc của chúng tôi. Điều đó có thể tác động tiêu cực đối với hoạt động và mức độ sẵn sàng của quân đội”, Chỉ huy USFK Tướng Robert Abrams kết luận.
VietBF@ sưu tầm.