Dịch COVID-19: Số liệu “made in china” khiến các chuyên gia hoa cả mắt. Nhiều người cho rằng chính quyền Bắc Kinh đă giáu sự thậ mà sự thật này rất kinh khủng.
Hai ngày 12 và 13/2, số liệu số ca nhiễm mới và tử vong v́ virus COVID-19 tại Hồ Bắc bỗng tăng vọt. Chính quyền Trung Quốc liên tục công bố thay đổi tiêu chí đánh giá ca nhiễm bệnh, làm diện mạo bệnh dịch thay đổi hẳn sang hướng nghiêm trọng. Đấy mới chỉ là “phần nổi của tảng băng”, theo lời của Tổng giám đốc WHO. Trước kiểu phát ngôn lắt léo của chính quyền Trung Quốc, ngoại giới bắt đầu chấp nhận: Sự thật về bệnh COVID-19 sẽ tệ hơn nhiều so với những “số liệu chính thức.”
Hành khách từ Vũ Hán xuống sân bay Malaysia ngày 2/2 (Ảnh: Bộ ngoại giao Malaysia)
Lấp liếm từ vạch xuất phát
17 năm sau thảm họa SARS, người ta hy vọng chính quyền Trung Quốc đă rút được bài học xương máu và không để thảm kịch tái hiện, nhưng họ đă lầm.
Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên đă được báo cáo tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 8/12/2019.
Vào giữa tháng 12/2019, các bệnh nhân ở Vũ Hán đă bắt đầu cho thấy những triệu chứng cảm cúm: sốt, khó thở, ho. Các bác sĩ không thể xác định chính xác nguyên nhân. Các các quan chức Trung Quốc đă sớm biết thông tin này.
Cuối tháng 12, một bác sĩ tên Lư Văn Lượng cố cảnh báo các bạn bè học cùng trường y về những người đang bị cách ly trong khoa cấp cứu. Họ trao đổi: “Thật kinh khủng. Liệu có phải SARS đang trở lại?” Nhưng ba ngày sau khi chia sẻ thông tin, bác sĩ Lư bị cảnh sát bắt kư biên bản thú nhận hành động cảnh báo đó là “bất hợp pháp”.
H́nh ảnh tượng trưng cho việc bác sĩ muốn cứu người và quyền lực kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Cho đến giữa tháng 1, nhiều người dân Vũ Hán vẫn vô tư đi chơi xuân và chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, bởi v́ “chính phủ nói không có vấn đề ǵ, không có thêm trường hợp nào nữa.”
Theo nghiên cứu Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, trường hợp COVID-19 lây từ người sang người xảy ra sớm nhất là vào giữa tháng 12 và số ca bệnh đă tăng gấp đôi cứ sau 7 ngày.
Ngay cả sau khi các ca bệnh đầu tiên được ghi nhận ở Thái Lan và Hàn Quốc, giới chức Vũ Hán vẫn tổ chức các hội chợ mua sắm trong kỳ nghỉ xuân. Họ cũng tổ chức một sự kiện ẩm thực cộng đồng ở trung tâm thành phố với sự tham dự của hơn 40.000 gia đ́nh. Họ phân phát hàng trăm ngh́n tấm vé vào cổng các điểm tham quan ở địa phương.
Thời điểm trước Tết cung cấp một hoàn cảnh hoàn hảo, khó có thể tưởng tượng một môi trường tốt hơn cho virus phát triển.
Rốt cuộc th́ chính quyền Trung Quốc cũng phải công bố dịch vào ngày 22/1. Vũ Hán bị phong tỏa vào sáng ngày 23/1, người dân bất ngờ như bị “đánh úp”. Cuộc hoảng loạn thực sự bắt đầu.
Theo các chuyên gia dịch tễ hàng đầu thế giới, Trung Quốc v́ che giấu dịch mà đă đánh mất thời điểm vàng trong cuộc đua khống chế virus ngay từ giai đoạn sơ kỳ. Chính quyền Trung Quốc không chỉ tự gây ra khủng hoảng cho chính ḿnh mà c̣n liên lụy mạng sống của không biết bao nhiêu người.
Chơi tṛ “đố t́m” với số liệu COVID-19
Sau khi công bố dịch vào ngày 22/1, Ủy ban Y tế Nhà nước Trung Quốc đều đặn cập nhật t́nh h́nh dịch bệnh cho thế giới, hàng ngày đều có số ca nhiễm và tử vong tăng. Giới chuyên gia y tế cặm cụi dùng số liệu COVID-19 “made in China” đưa lắp ráp vào trong các mô h́nh nghiên cứu phỏng đoán diễn biến của dịch bệnh. Chỉ sau vài ngày, họ nhận thấy vấn đề.
Theo tính toán của giáo sư Lương Trác Vỹ – Giám đốc Học viện Y học, Đại học Hồng Kông, với tốc độ lây lan của COVID-19 thời điểm đó, ông ước tính Vũ Hán có ít nhất 40.000 ca nhiễm vào ngày 25/1. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 sẽ có khoảng 1,5 tỷ người nhiễm trên toàn cầu.
Tiến sĩ Eric Ding của Đại học Harvard cũng lao vào nghiên cứu, dự đoán, và c̣n nhiều chuyên gia nữa… Nhưng tất cả số liệu COVID-19 của họ đều không khớp với những ǵ phía Trung Quốc công bố. Ví dụ, ngày 25/1, Trung Quốc xác nhận tổng ca nhiễm chỉ có 1979. Phải chăng các tính toán của chuyên gia ngoại quốc sai? Kỳ thực, lỗi phát sinh từ việc họ đă sử dụng số liệu “made in China”.
Nhưng thế giới không có bộ số liệu nào khác, bởi lẽ Vũ Hán và hàng loạt thành phố khác đă bị phong tỏa, thông tin bị kiểm duyệt gắt gao, c̣n chính quyền Trung Quốc th́ lần khần trong việc cho các chuyên gia của WHO, đặc biệt là Mỹ đến hiện trường để nghiên cứu.
Một số người đă tinh ư nhận ra các con số mà Trung Quốc công bố đẹp như kẻ vẽ sẵn trên bảng tính excel. Tỷ lệ số người tử vong trên số ca nhiễm liên tục xoay quanh 2% trong suốt nhiều ngày một cách đáng ngờ. Bởi v́ không phải là số liệu thật, nên rất nhiều điểm mâu thuẫn dần dần lộ ra.
Một nghiên cứu của chính các bác sĩ Trung Quốc về COVID-19 đăng tải trên Tạp chí y khoa Lancet cho thấy tỷ lệ tử vong là 15%.
Chính quyền Trung Quốc công bố tỷ lệ tử vong là 2%, và có 82 % bệnh nhân là thể nhẹ. Điều này đồng nghĩa 18% số bệnh nhân là nặng hoặc nguy kịch.
Phát biểu trong một buổi họp báo, một chuyên gia của Trung Quốc tỏ ra lạc quan, bởi lẽ: Tỷ lệ người nhiễm virus corona sau đó hồi phục là rất “hứa hẹn”. Tờ SCMP đưa tin:
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Vương Quốc Cường (Wang Guoqiang) một chuyên gia truyền nhiễm tại Bệnh viện số 1, Đại học Bắc Kinh Peking, nói rằng số liệu sơ bộ về những người phục hồi sau nhiễm trùng là đầy hứa hẹn.
Dựa trên một mẫu nhỏ từ các bệnh nhân ra viện ở Vũ Hán, thành phố tâm điểm của dịch, ông Vương cho biết có khoảng 6% phục hồi sau khi lâm vào t́nh trạng nặng, trong khi dưới 1% hồi phục nếu ở trong t́nh trạng nguy kịch.
Thoạt nghe có vẻ lạc quan, nhưng xem lại th́ người ta phát hoảng. Tỷ lệ sống sót của 18% số người thuộc nhóm nặng và nguy kịch trên là thấp đáng kinh ngạc: chỉ có 6% người bệnh nặng sống sót, và khoảng 1% người bệnh nguy kịch hồi phục được.
“Điều này cho thấy những ca bệnh trong t́nh trạng nặng và nguy kịch có thể điều trị được và ra viện sau khi nhận các biện pháp tiên tiến, và đem đến cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao”, Vương Quốc Cường nói. Thật không rơ ông Vương Quốc Cường tốt nghiệp từ đâu, nhưng tỷ lệ sống 1-6% giữa các bệnh nhân nặng không thể được coi là “niềm hy vọng lớn lao” được.
Hầu hết các bệnh nhân nặng và nguy kịch đều tử vong
Chúng ta hăy thử tính, như vậy có đến 94% bệnh nhân nặng không hồi phục, tức là tử vong, và đến 99% bệnh nhân nguy kịch cũng sẽ tử vong.
Cứ mỗi 100 người sẽ có 82 người mắc bệnh nhẹ, 18 người mắc bệnh nặng hoặc nguy kịch, chúng ta không biết chính xác sẽ có bao nhiêu người bệnh nặng và nguy kịch, nhưng tổng là 18.
Trường hợp “đẹp” nhất như phía ông Vương Quốc Cường tuyên bố là 6% sẽ phục hồi, sống sót.
Vậy:
Với mỗi 100 người nhiễm COVID-19:
Nhóm 1: có 82 người bệnh nhẹ, sẽ phục hồi và sống sót 100% trong trường hợp tốt nhất
Nhóm 2: có 18 bệnh nặng và nguy kịch, tỷ lệ phục hồi và sống sót cao nhất 6%
Vậy bài toán đơn giản để tính tổng số người sống sẽ là: 82 (người) + 18×6% (người) = 83,08 người
Vậy chúng ta sẽ có khoảng 83 người sống trong nhóm 100 người nhiễm bệnh. Tức là sẽ có 17/100 người không qua khỏi, tỷ lệ tử vong bằng 17%.
Tỷ lệ tử vong trên rất tương đồng với tỷ lệ trong nghiên cứu ban đầu đăng trên Lancet là 15%.
Kết nối các mảnh ghép số liệu COVID-19
Con số tỷ lệ tử vong 15 – 17% dường như được củng cố thêm sau khi có người chụp được màn h́nh trang web của Tencent mà trang Taiwan News đă đưa tin.
Vào tối thứ bảy (ngày 1/2), trên website của Tencent có tiêu đề “Theo dơi t́nh h́nh dịch bệnh”, cho thấy các ca nhiễm do virus COVID-19 được xác nhận tại Trung Quốc là 154.023, gấp 10 lần con số chính thức vào thời điểm đó. Trang web cũng liệt kê số ca nghi ngờ nhiễm là 79.808, gấp bốn lần con số chính thức công bố.
Số liệu COVID-19 của Tencent liệu có “ngẫu nhiên” bị sai lệch lớn vậy? (Ảnh chụp màn h́nh Tencent)
Số ca được chữa khỏi chỉ là 269, thấp hơn con số chính thức vào ngày hôm đó được công bố là 300. Đáng ngại nhất là số người chết được liệt kê là 24.589, cao hơn rất nhiều so với 300 được liệt kê chính thức vào ngày hôm đó.
Một lát sau, Tencent đă cập nhật lại số liệu trên để phản ánh con số “chính thức” của chính phủ ngày hôm đó. Cư dân mạng nhận thấy rằng Tencent đă có ít nhất ba lần đăng số liệu lớn khác thường, sau đó nhanh chóng hạ chúng xuống để khớp với số liệu thống kê được chính phủ phê duyệt.
Số liệu COVID-19 chênh nhau trên Tencent: Cao hơn (trái). Số thấp hơn (phải)
Hiện vẫn chưa có cách nào xác nhận con số mà Tencent để lộ ra cho công chúng. Nhưng người ta chắc chắn một điều là: Toàn bộ hệ thống y tế của Hồ Bắc đă từ lâu quá tải, rất nhiều người dân không được nhập viện, đành phải về nhà tự cách ly. Những người này không được thống kê vào số ca nhiễm bệnh. Nếu họ không qua khỏi th́ tất nhiên không được tính vào số người tử vong do chính quyền công bố kia.
Hàng chục ḷ hỏa táng của Vũ Hán đă phải hoạt động suốt ngày đêm thời gian qua – chuyện xưa nay chưa từng có. Các công ty tang lễ liên tục yêu cầu chi viện vật tư, túi đựng xác, xe tang lễ và nhân sự…
Chính quyền Trung Quốc không chỉ cung cấp thiếu dụng cụ xét nghiệm cho các bệnh viện, mà độ chính xác của các bộ kit này cũng là vấn đề lớn. Để đối phó với nhu cầu chẩn đoán bệnh, Trung Quốc đă phát triển và đưa vào sử dụng 7 bộ kít của các hăng khác nhau trong ṿng 2-3 tuần, điều mà thông thường phải mất đến khoảng 2 năm để chuẩn hóa và đăng kư. Nhưng quả đắng là mới đây các chuyên gia Trung Quốc thông báo, độ chính xác của chúng chỉ đạt 30-50%, theo lời ông Vương Trần – Giám đốc Viện Hàn lâm y khoa Trung Quốc trên CCTV.
Ngày 12/2, Ủy ban Y tế Nhà nước Trung Quốc đă ra định nghĩa về cách xác định ca nhiễm bệnh: đó là những ai dù xét nghiệm dương tính nhưng chưa có triệu chứng th́ vẫn chưa được coi là một ca nhiễm bệnh được xác nhận. Nhưng chỉ sau đó một ngày, ngày 13/2, Trung Quốc thông báo thay đổi tiêu chí xác nhận ca nhiễm COVID-19 tại Hồ Bắc khiến số ca nhiễm tăng đột biến. Theo đó, 90% các ca nhiễm mới hiện mới chỉ là chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng phù hợp với COVID-19 nhưng không nhất thiết phải có kết quả xét nghiệm trong pḥng thí nghiệm. Ủy ban y tế tỉnh cho biết thay đổi được thực hiện để phù hợp với những báo cáo từ các tỉnh khác trên khắp Trung Quốc, theo SCMP.
Việc che giấu thông tin cùng tiêu chí xác định ca nhiễm bệnh thay đổi xoành xoạch làm cả thế giới “hoa cả mắt” với các con số chính thức, nhưng lại không có nguồn thông tin nào khác khả dĩ để đối chiếu.
Dập dịch hay… thổi bùng dịch?
Những ngày qua mạng xă hội Weibo liên tục xuất hiện hàng ngàn lời kêu cầu thảm thiết của người dân Vũ Hán trong những nỗ lực cuối cùng trước sinh tử, khi mà mọi thứ xung quanh đều quay lưng với họ và người thân đang hấp hối trong nhà.
Ban đầu khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, rất nhiều người dân c̣n phải xếp hàng dài chờ đợi xin nhập viện mà không được tiếp nhận, bị đuổi về nhà để “tự cách ly”. Vậy mà từ ngày 6/2, Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan hạ lệnh cho viên chức Vũ Hán phải cầm máy đo thân nhiệt đi gơ cửa từng nhà, từng nhà, t́m cho được 4 loại người: bệnh nhân nhiễm virus corona đă được chẩn đoán; nghi ngờ nhiễm; người bị sốt và chưa được chẩn đoán nhiễm virus; những người có tiếp xúc gần với nhóm bệnh nhân hoặc nghi ngờ nhiễm.
Những người này bất kể có bệnh hay không, nặng nhẹ thế nào đều bị đưa đến (hoặc bị “lôi cổ”) đến các khu trung tâm (hay trại) cách ly tập trung mà chính quyền dựng tạm chóng vánh.
Đứng từ quan điểm quản lư dịch tễ, người ta đang không ngớt chất vấn: Rốt cuộc chính quyền Trung Quốc đang làm ǵ? Dập dịch hay làm cho nó bùng lên mạnh hơn nữa?
Cư dân mạng chỉ ra rằng, phương thức cách ly tập trung thế này là phạm tội lần thứ hai! Cần phải nhanh chóng xây dựng những vách ngăn giản tiện, nếu không người bệnh nặng, bệnh nhẹ và người nghi bị nhiễm bệnh đều chen chúc trong một sảnh lớn, sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm lẫn nhau. Như vậy, người bệnh “được” cách ly đồng nghĩa với bị xử tử h́nh.
“Với người bệnh bị gom thành đàn vào các trại cách ly tạm thời, với sự thiếu chăm sóc y tế tối thiểu, cảm giác bị bỏ rơi và nỗi sợ hăi ngày càng tăng bao trùm cả Vũ Hán, dẫn đến cảm nhận thành phố này và các thành phố xung quanh trong tỉnh Hồ Bắc đang bị hiến tế cho lợi ích lớn hơn của chính quyền,” tờ New York Times viết.
VietBF@ sưu tầm.