Việc hướng tới có nhiều tàu sân bay trong tương lai đă khiến TQ ngày càng để lộ nhiều yếu điểm không thể khắc phục. Hiện khó khăn lớn nhất chính là việc thiếu phi công chuyên nghiệp khiến tàu sân bay trở thành cái xác không hồn. Dưới đây là những thông tin cụ thể.
Tuần trước, Trung Quốc đă chính thức đưa vào biên chế tàu sân bay thứ 2, cũng là tàu sân bay tự chế tạo đầu tiên của Bắc Kinh mang tên Sơn Đông. Theo các chuyên gia quân sự, điều này có nghĩa là Trung Quốc cần thêm ít nhất 70 phi công, chưa kể tới các quân nhân hỗ trợ bay.
Mặt khác, kế hoạch mở rộng số lượng tàu sân bay của Trung Quốc lên 5-6 tàu, cũng như cải tiến công nghệ trên những hàng không mẫu hạm này có nghĩa là nhu cầu về việc đào tạo thêm các phi công sẽ ngày càng trở nên cấp thiết trong tương lai.
Tuy nhiên, chuyên gia Collin Koh từ trường nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học kỹ thuật Nanyang (Singapore) nhận định rằng quá tŕnh tuyển dụng và đào tạo phi công của hải quân Trung Quốc đang gặp t́nh trạng “thắt nút cổ chai”.
“Khái niệm hàng không hải quân trên tàu sân bay vẫn c̣n khá xa lạ với quân đội Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh có một sự thôi thúc tăng cường quy mô tuyển dụng và đào tạo để hoàn thành các chỉ thị từ cấp cao về việc xây dựng một đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu”, ông Koh nhận định.
Chương tŕnh đào tạo phi công quân sự Trung Quốc vẫn chỉ đang trong giai đoạn phát triển. Đặc biệt, hàng không hải quân mới chỉ được thành lập từ tháng 5/2013.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, gia nhập biên chế hồi tháng 9/2012 nhưng phải tới 2 tháng sau th́ một tiêm kích mới hạ cánh được xuống tàu.
Cuộc hạ cánh thành công đầu tiên vào ban đêm của máy bay chiến đấu không được truyền thông nhà nước đưa tin cho tới tháng 5/2018.
Việc huấn luyện phi công trực thăng thậm chí c̣n kéo dài hơn, khi cuộc hạ cánh vào ban ngày đầu tiên thành công diễn ra vào tháng 11/2018. Trong khi đó, cuộc hạ cánh bằng trực thăng đầu tiên trên tàu Liêu Ninh diễn ra vào tháng 6/2018, theo đại học hàng không hải quân Trung Quốc.
Các tai nạn chết người
Điểm yếu về đào tạo phi công hải quân của Trung Quốc c̣n được thể hiện qua một số các vụ tai nạn chết người trong suốt quá tŕnh huấn luyện, theo ông Koh.
Sau khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước này với một cuộc duyệt binh hôm 1/10, ba quân nhân không quân đă thiệt mạng khi một trực thăng vận tải bị rơi xuống miền trung tỉnh Hà Nam.
8 ngày sau đó, một vụ rơi máy bay tiếp tục xảy ra ở cao nguyên Tây Tạng khi chiếc tiêm kích J-10 bị rơi.
Ông Koh nói thêm, tỉ lệ tai nạn trong quá tŕnh đào tạo phi công hải quân Trung Quốc, bao gồm những vụ có thương vong về người, không được quân đội nước này công bố rộng răi.
|