Các cô dâu Việt Nam bị lừa dối và trói buộc bằng tiền đặt cọc của hệ thống môi giới hôn nhân có lợi cho đàn ông Hàn Quốc, bất công đối với các cô gái Việt chấp nhận lấy chồng Hàn, để rồi bị chồng Hàn đánh vợ Việt suốt 3 giờ gây rúng động dư luận cả hai nước.
Chồng Hàn Quốc say xỉn và đánh đập người vợ Việt Nam trước mặt đứa con trai hai tuổi ngày 4/7, gây phẫn nộ dư luận hai nước trong thời gian qua.
Hằng, 28 tuổi, quê Hải Pḥng, lấy chồng người Hàn Quốc hai năm trước. Cô t́m đến người môi giới qua Internet, và người này cho cô xem ảnh, thông tin, tuổi tác và thu nhập của một số đàn ông Hàn Quốc.
“Profile” (hồ sơ) của Hằng (đă được đổi tên) được người môi giới chuyển cho một mạng lưới môi giới lớn hơn. Nếu thích profile của nhau, cô và họ sẽ chat qua Facebook hoặc KakaoTalk, vận dụng cả các app dịch thuật như Google Translate và Papago.
Trang chủ một công ty môi giới hôn nhân. Ảnh: Sisa In.
H́nh ảnh cô được người chồng tương lai t́m thấy, người đang làm việc văn thư tại một công ty nhỏ ở Hàn Quốc và cũng nhờ môi giới t́m vợ nước ngoài. Không lâu sau, ông tới Việt Nam và họ làm đám cưới chỉ một ngày sau lần đầu gặp mặt, theo một bài viết mới đây trên tạp chí Sisa IN (Hàn Quốc).
Đến nay, đă sống ở Hàn Quốc một năm, cô biết về những vụ bạo hành gia đ́nh xảy đến với một số cô dâu Việt Nam, gần đây nhất là vụ chồng Hàn đánh vợ Việt trước mặt con trai hai tuổi suốt 3 giờ vào đầu tháng bảy, gây rúng động dư luận cả hai nước.
Một số bạn cô cũng lấy chồng Hàn Quốc đang sống tốt, nhưng đồng thời “một số bạn cùng quê tôi đă ly hôn. Tôi biết có những rủi ro, và tôi đă may mắn t́m được người chồng tốt”, Hằng nói.
Dù vậy, Hằng không chắc là sẽ khuyên người khác làm như ḿnh. Ban đầu, cô tưởng rằng người môi giới ở Hải Pḥng đă t́m chồng cho cô, nhưng hóa ra đó là một mạng lưới môi giới hôn nhân quốc tế phức tạp.
“Lúc ấy, tôi không biết có hệ thống môi giới phức tạp như vậy. Nếu phức tạp như vậy, tôi khó mà khuyên người khác cũng t́m đến môi giới”, Hằng trả lời Sisa IN.
Môi giới nói dối v́ lợi nhuận
Bài viết mới đây trên Sisa IN, một trong những tuần san về tin tức hàng đầu ở Hàn Quốc, nhận định cách hoạt động của các cơ sở môi giới hôn nhân có thể dẫn đến những kết cục không có hậu.
Bên trả tiền chủ yếu cho môi giới là đàn ông Hàn Quốc, v́ vậy, các công ty sẽ tập trung làm hài ḷng khách hàng chính của ḿnh. Hằng trả 15 triệu đồng cho người môi giới của cô, c̣n chồng cô trả 17 triệu won (14.000 USD) cho một công ty Hàn Quốc.
“Chủ yếu mục đích của họ là kiếm tiền”, bà Nguyễn Thị Hiền, đại diện Trung tâm Tư vấn Phụ nữ Nhập cư Seoul, nói với ****.vn. “Nhiều khi người ta (môi giới) nói dối để đạt được mục đích cho hai bên lấy nhau nhằm kiếm tiền môi giới”.
“Nhiều trường hợp, môi giới nói chồng làm lương cao và có công việc thế này, thế kia, nhà cửa ổn định, sang bên này hoàn toàn không thế”, bà Hiền, người trực tiếp nghe chuyện của các cô dâu Việt ở Seoul, cho biết.
Bùi Thị Hương, 32 tuổi, t́m đến môi giới để lấy chồng Hàn cách đây 10 năm. “Đi tuyển xong, nó chụp h́nh ḿnh rồi đưa lư lịch cá nhân lên một trang mạng. Khi có mối, tức mấy người rể Hàn về th́ họ gọi đi xem”, chị nói với ****.vn, và cho biết thêm nếu ưng th́ đám cưới có thể chỉ “hôm sau hoặc hôm sau nữa”.
“Lúc th́ rể về Hải Pḥng, lúc th́ về Hải Dương, môi giới bảo đi đâu th́ đi theo thôi... Đến một khách sạn hoặc nhà hàng, xem mặt như cuộc nói chuyện b́nh thường, hỏi tên tuổi, ở đâu, gia đ́nh thế nào, chủ yếu nghe qua lời người ta phiên dịch”, Hương nói tiếp. “Ưng th́ ḿnh ở lại, không ưng th́ ḿnh ra ngoài. Hai bên đồng ư th́ mới cưới. Mỗi lần (rể Hàn) sang khoảng 4-6 người, c̣n cô dâu th́ mỗi lần khoảng 20-30 người, gấp mấy lần”.
Chị đồng t́nh với ư kiến của bà Hiền rằng đây là giai đoạn mà “nhiều” công ty môi giới nói sai sự thật. “Nói đúng sự thật cũng có nhưng mà ít”, Hương nói. “Lương 1 triệu won (830 USD) nói dối thành 1,5-2 triệu won. Nghề nghiệp cũng biến thành chức cao một tí. Nhiều trường hợp ly hôn rồi, nhưng không nói là tái hôn... cũng tùy môi giới, nhưng chủ yếu là nói quá lên”.
Về chồng của Hương, môi giới nói ông ở nhà chung cư và có mảnh đất riêng, nhưng hóa ra việc có đất là không đúng. Lương của chồng th́ môi giới nói thật. Sau này khi nói chuyện với chồng, chị kết luận môi giới cố t́nh dịch sai, nói quá lên.
“Mấy bạn ḿnh (cũng sang Hàn làm cô dâu) có đứa tưởng có nhà xong nhận ra không phải, vẫn ở nhà thuê... nhưng chỉ một trường hợp ly hôn, c̣n đâu vẫn sống tốt”, Hương chia sẻ. Nhưng chị cho rằng nguyên nhân chính khiến bạn chị ly hôn là do chồng cư xử tệ, không nằm ở khâu môi giới.
Gia đ́nh một cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc, người nói rằng cô có một cuộc sống tốt ở Gwangju, Hàn Quốc. Ảnh: AFP.
Cưới chóng vánh, biết thông tin về chồng muộn
Các cuộc kết hôn như của Hằng và Hương thường qua các giai đoạn: chat qua mạng để t́m người, gặp mặt ở Việt Nam, rồi đến đám cưới - được tổ chức sớm nhất có thể. Sau đó, các cô dâu ở lại Việt Nam học tiếng Hàn căn bản để xin visa diện kết hôn. Trong thời gian đó, một số chồng Hàn Quốc cho họ tiền sinh hoạt phí, học tập.
Hương làm đám cưới chỉ vài ngày sau khi gặp chồng, đi du lịch 3-4 ngày rồi về nước để học tiếng Hàn. “Bây giờ khó hơn ngày xưa, phải học TOPIK, thi đạt mới được cấp visa... hồi xưa ḿnh học 6 tháng, nhưng biết một tí để đấy thôi, sang đây phải làm lại từ đầu”, chị nói với ****.vn.
Theo Sisa IN, vấn đề nằm ở chỗ họ biết thông tin về nhau khá muộn. Chỉ sau khi nhận được visa, nhiều người mới biết về lịch sử hôn nhân hoặc tiền án. Khác với khách hàng Hàn Quốc, các cô gái Việt Nam dường như bị “trói buộc” bằng khoản tiền phạt. Nếu có vấn đề nảy sinh, đàn ông Hàn Quốc có thể đ̣i hỏi quyền lợi từ môi giới, c̣n cô dâu Việt sẽ phải trả tiền phạt.
Người môi giới của Hằng đưa ra mức phạt tới 100 triệu đồng. Các cô dâu sẽ phải trả khoản tiền đó nếu thay đổi ư định kết hôn, ngay cả nếu họ phát hiện chồng ḿnh có tiền án. Nếu không đủ tiền trả, họ có thể đành phải kết hôn hoặc cố t́nh tŕ hoăn visa để chồng Hàn Quốc bỏ cuộc.
“Có bạn này đi qua môi giới, phải đặt cọc 20 triệu, công ty môi giới bắt kư hợp đồng phải ở với chồng ba tháng th́ mới trả khoản đặt cọc”, bà Hiền kể với ****.vn. “Nhưng kết cục là không sống được với chồng, nên bạn ấy nhờ anh chồng nói với công ty môi giới là vẫn chung sống. Lúc đầu chồng đồng ư, nhưng sau đổi ư nên khoản tiền đó bạn kia không lấy lại được”.
Một nhóm vận động thông qua luật chống phân biệt đối xử tổ chức họp báo tại quảng trường Gwanghwamun ở Seoul ngày 12/9/2017. Ảnh: Hankyoreh.
Môi giới chuyển hướng dùng YouTube, Instagram
Trước đây, đàn ông Hàn Quốc thường đến Việt Nam để gặp cùng một lúc nhiều cô gái, như lời kể của Hương. Nhưng dư luận Hàn Quốc đầu những năm 2000 dần phản đối và coi h́nh thức này là vô nhân đạo, hướng sự chú ư đến tỷ lệ ly hôn 20% của chồng Hàn - vợ Việt.
Xu hướng thương mại hóa môi giới hôn nhân vẫn phát triển, và đến năm 2012, các điều bổ sung Luật Môi giới Hôn nhân nước này cấm giới thiệu nhiều cô gái cùng một lúc, đồng thời buộc công ty môi giới ở Hàn có vốn tối thiểu 100 triệu won (83.000 USD).
Các công ty sau đó chuyển hướng sang dùng YouTube, Instagram hay KakaoStory và khách Hàn vẫn có thể “xem mặt” một lúc nhiều người và chọn người ưng ư nhất.
Khảo sát đầu tháng này của Liên minh Công dân v́ Truyền thông Dân chủ, nhóm chuyên giám sát truyền thông ở Hàn Quốc, cho thấy các công ty này đang tạo ra hàng ngh́n video quảng cáo các cô gái trẻ Việt Nam “như các món hàng” trên YouTube, với tổng cộng hàng triệu lượt xem, có thể khiến đàn ông Hàn Quốc có thái độ coi rẻ, trông chờ sự phục tùng, ngoan ngoăn.
Trong 7 tháng từ ngày 1/1 đến 10/7, 25 kênh YouTube công ty môi giới được khảo sát đă đăng tải 4.515 video quảng cáo cô dâu ngoại quốc. Ảnh: Liên minh Công dân v́ Truyền thông Dân chủ.
"Gái Việt Nam tuyệt đối không bỏ trốn"
Bà Hiền cũng cho rằng với việc quảng cáo tràn lan như vậy, cô dâu Việt “sẽ bị coi thường”.
“Những quảng cáo đó tạo nhận thức trong người Hàn coi thường các cô dâu Việt Nam như món hàng bỏ tiền ra mua về”, bà Hiền nói với ****.vn. Nhiều người chồng và mẹ chồng “cảm thấy mất bao nhiêu tiền như thế, về nhà họ có thể làm ǵ họ muốn, coi như người giúp việc, thậm chí xâm phạm về t́nh dục”.
Bà Hiền cho biết t́nh trạng quảng cáo tràn lan đă diễn ra được vài năm nay. “Trước đây, c̣n quảng cáo qua băng rôn treo ngoài đường, ghi ‘gái Việt Nam tuyệt đối không bỏ trốn’. Cách đây vài năm, các cơ quan, đoàn thể về nhân quyền cho phụ nữ di trú, gồm cả trung tâm ḿnh có lên tiếng yêu cầu gỡ bỏ các băng rôn đó”.
Từ năm 2011 tới tháng 5/2019, số lượng công ty môi giới ở Hàn Quốc giảm bốn lần từ 1.519 xuống 382, đa số thuộc loại nhỏ, theo Bộ B́nh đẳng giới và Gia đ́nh nước này. 49,1% các công ty có ít hơn 50 triệu won (41.400 USD) doanh thu năm 2016, số nhân viên trung b́nh là 2,4 người. Từ năm 2014-2016, 45,6% công ty môi giới được 4 cặp, 27,6% môi giới được 5-9 cặp. Với các cơ sở nhỏ như vậy, mỗi khách hàng là nguồn thu lớn.
Ahn Myung Ae, nhân viên tư vấn ở Trung tâm Hỗ trợ Người nước ngoài Suwon nói với Sisa IN rằng trong quá khứ các công ty môi giới tại Hàn Quốc và Việt Nam thường hợp tác với nhau t́m các mối hôn nhân. Nhưng gần đây, nhiều bên kết nối trực tiếp với đối tượng (người t́m vợ hoặc chồng) để cắt các bước trung gian, tăng lợi nhuận, vận dụng các công cụ online.
Các lợi ích như “đi tất cho chồng”, “ngoan ngoăn ở nhà”, “nấu ăn giỏi”, “chăm sóc, nấu ăn cho chồng và mẹ chồng” được các kênh “lăng xê” trên YouTube, mời gọi người t́m vợ ở Hàn Quốc. Ảnh: Chụp màn h́nh.
Nhưng sự thay đổi này không đảm bảo thông tin về các chàng rể, nàng dâu được chính xác. “Rơ ràng là phương thức liên hệ trực tiếp với đối tượng (được môi giới) như hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ”, đại diện của hội kiều bào Việt Nam tại Hàn Quốc nói.
“Người được môi giới (phụ nữ) dễ bị rơi vào t́nh huống xấu”, nếu lựa chọn môi giới không đáng tin cậy. Các đơn vị được cấp phép ở Hàn Quốc buộc phải có một số giấy tờ theo quy định, c̣n một số đơn vị không đăng kư kinh doanh môi giới sẽ rút gọn các quá tŕnh.
Song Ran Hui, phụ trách Korea Women’s Hot Line (Đường dây nóng Phụ nữ tại Hàn Quốc), cho rằng trong nhiều cuộc hôn nhân qua hệ thống môi giới, cô dâu ngoại quốc bị coi như món hàng để sở hữu và kiểm soát. Theo bà, mong muốn kiểm soát bạn đời (món hàng đă mua được) có thể dễ tới hành vi bạo lực.