Nhật tung biện pháp mới với Hàn Quốc, dự kiến có hiệu lực vào cuối tháng này. Đây có thể là một đ̣n mạnh nhằm vào quan hệ vốn đă căng thẳng giữa 2 nước.
Nội các Nhật Bản ngày 2/8 đă thông qua đề xuất loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy, động thái được cho là đ̣n đáp trả kinh tế trong bất đồng liên quan đến lao động cưỡng bức thời chiến giữa 2 nước.
Nội các Nhật Bản đă thông qua đề xuất loại Hàn Quốc khỏi “danh sách trắng". Ảnh: Yonhap
Quyết định có thể dự đoán trước này diễn ra sau động thái đầu tiên của Tokyo hôm 4/7 về hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 chất hóa học chủ chốt được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và màn h́nh điện tử.
Biện pháp mới sẽ có hiệu lực 21 ngày sau khi được chính thức công bố, dự kiến là một đ̣n mạnh nhằm vào quan hệ vốn đă căng thẳng giữa 2 nước.
Căng thẳng bắt từ sau phán quyết của Ṭa án tối cao Hàn Quốc, theo đó các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến. Nhật Bản kịch liệt phản đối quyết định này, cho rằng tất cả các vấn đề bồi thường trong thời thuộc địa 1910-1945 đă được giải quyết theo Hiệp ước 1965 về b́nh thường hóa quan hệ song phương.
Nhật Bản cũng tuyên bố rằng, việc hạn chế xuất khẩu không liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức.
Nếu quyết định mới của Nhật Bản có hiệu lực vào cuối tháng này, Hàn Quốc cũng sẽ bị loại khỏi danh sách trắng những nước được cấp quyền đơn giản hóa thủ tục mua các mặt hàng nhạy cảm có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng từ dân sự sang quân sự.
Theo biện pháp mới, các nhà xuất khẩu Nhật Bản sẽ cần giấy phép đặc biệt mới có thể để xuất khẩu khoảng 1.120 mặt hàng nhạy cảm có thể chuyển đổi mục đích sang Hàn Quốc.
Dù chưa rơ những mặt hàng nào sẽ bị ảnh hưởng, nhưng các nhà phân tích cho rằng danh sách có thể gồm pin lithium-ion, sợi carbon và các thiết bị cơ khí…
Trong một nỗ lực vào phút chót nhằm hạ nhiệt những bất đồng, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đă có cuộc đối thoại với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono ở Bangkok (Thái Lan) trong ngày 1/8 bên lề một diễn đàn an ninh khu vực. Tuy nhiên, hai bên đă không thu hẹp được bất đồng.
Sau các cuộc đối thoại, bà Kang cảnh báo Seoul có thể xem xét lại việc tham gia trong hiệp ước chia sẻ t́nh báo quân sự song phương với Nhật Bản nếu Tokyo vẫn kiên quyết loại Seoul khỏi danh sách đối tác thương mại đáng tin cậy.
Phía Hàn Quốc đă kêu gọi Nhật Bản rút lại các biện pháp đáp trả kinh tế, nói rằng điều này là không công bằng và đi ngược lại các quy tắc thương mại quốc tế. Hàn Quốc cũng kêu gọi một giải pháp thông qua ngoại giao.
Liên quan đến vấn đề lao động thời chiến, hồi tháng 6/2019 Hàn Quốc đă đề xuất các công ty của cả 2 nước nên tạo một quỹ bồi thường chung cho các nạn nhân, nhưng Tokyo ngay lập tức từ chối đề xuất này.
Hàn Quốc cũng đă t́m kiếm sự giúp đỡ của Mỹ trong việc giúp giải quyết vấn đề. Mỹ được cho là đă kêu gọi 2 đồng minh châu Á của ḿnh nên xem xét việc kư một thỏa thuận “đ́nh chiến” để có thêm thời gian đàm phán. Tuy nhiên Nhật Bản bác bỏ đă nhận được lời đề nghị như vậy từ Mỹ.
VietBF © sưu tầm