Hiện Zalo có hơn 100 triệu tài khoản, nhiều tỉnh, thành c̣n đang sử dụng Zalo trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công Việt Nam. Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động và máy tính, được sử dụng tại các nước Việt Nam, Hoa Kỳ, Myanmar, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê Út, Angola, Sri Lanka, Cộng ḥa Séc. Tencent (WeChat's developer) là công ty phát triển phần mềm này. VNG là công ty đưa phần mềm của Trung Cộng về Việt Nam khai thác. Họ đă Việt hóa, cũng như những game của Trung Cộng khác đang rất phổ biến và đầu độc lớp trẻ, thanh niên Việt Nam.
Tencent Holdings Limited là một công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc với các công ty con cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet và dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động, và hoạt động các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn này sở hữu mạng xă hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng. Trụ sở chính của công ty ở Nam Sơn, Thâm Quyến, Quảng Đông. Người sáng lập ra Tencent là Mă Hóa Đằng, biệt danh “Pony” Ma, và ông là người đàn ông giàu thứ hai Trung Quốc, với tổng tài sản khoảng 42 tỉ USD, ông trở thành cái tên được quan tâm nhiều nhất trong giới công nghệ toàn cầu hiện nay.
WeChat không phải là yếu tố duy nhất khiến các nhà đầu tư hứng thú với Tencent. “Gă khổng lồ” công nghệ Trung Quốc đă mở rộng hoạt động sâu hơn vào các lĩnh vực khác bao gồm tṛ chơi trên điện thoại thông minh, thanh toán di động và nhạc trực tuyến. Tất cả các mảng kinh doanh này đă giúp Tencent đạt lợi nhuận kỷ lục trong năm 2017. Ngoài ra, Tencent cũng đang đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ khác trên thế giới. Được biết, Tencent đang nắm giữ 5% cổ phần của Tesla và 12% cổ phần của Snap, công ty mẹ của ứng dụng SnapChat.
Từ lâu, người ta đă hiểu rằng Tencent - công ty Trung Quốc sở hữu WeChat và QQ, hai trong số các ứng dụng truyền thông xă hội được sử dụng rộng răi nhất trên thế giới - tạo điều kiện cho chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt và giám sát. Chỉ trong tháng vừa qua, một số sự kiện đă minh họa cho xu hướng và mối quan hệ chặt chẽ của Tencent với các nhà chức trách Trung Quốc.
Vào ngày 2 tháng 3 năm 2019, tin tặc người Hà Lan Victor Gevers tiết lộ rằng nội dung của hàng triệu cuộc hội thoại trên các ứng dụng Tencent giữa những người dùng tại các quán cà phê internet đang được chuyển tiếp, cùng với danh tính người dùng, đến các đồn cảnh sát trên khắp Trung Quốc. Chỉ ba ngày sau, Mă Hóa Đằng Pony Ma, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty ngồi vào vị trí một trong số 3.000 đại biểu tham dự Quốc Hội.
Bằng chứng kiểm duyệt và giám sát chính trị có thể ảnh hưởng đến người dùng Tencent bên ngoài Trung Quốc đă bắt đầu xuất hiện. Một nghiên cứu năm 2016 của Citizen Lab cho thấy các cuộc hội thoại giữa người dùng ở nước ngoài và người ở Trung Quốc phải chịu một số h́nh thức kiểm duyệt nhất định do công an Trung Cộng giám sát.
Năm 2018, nền tảng nhắn tin Trung Quốc WeChat đă bị Cơ quan Quốc pḥng Úc cấm sử dụng v́ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng nó để gián điệp nước này.