Chỉ trong 1 thời gian ngắn Vn vừa mới chỉ khiến ông Trump hài ḷng th́ đă lại khiến ông thất vọng và đưa ra những lời không hay. Đó chính là những phát biểu của ông về việc Vn đang làm dụng thương mại. Đây chắc chắn là 1 lời cảnh báo đối với Vn.Ngày 26/6/2019, trên kênh truyền h́nh Fox Business, Tổng thống Donald Trump phàn nàn: “Rất nhiều công ty đă chuyển sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lại lợi dụng chúng ta c̣n tệ hại hơn cả Trung Quốc”. Và Tổng thống đă chốt hạ: “Việt Nam là một kẻ lạm dụng” (Vietnam is an abuser).
Cũng tại cuộc trả lời phỏng vấn ấy, trước khi đáp chuyên cơ sang Nhật Bản dự thượng đỉnh G20 tại thành phố cảng Osaka, ông Trump đă gián tiếp đe dọa sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, quốc gia được cho là đang hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Lợi bất cập hại
Thực tế tàn nhẫn nói trên dường như cho thấy, VN sớm muộn sẽ là nạn nhân của cuộc thương chiến ấy. Hồi thượng đỉnh lần thứ hai với ông Kim Jong-un tại Hà Nội vào cuối tháng 2/2019, tổng thống Trump từng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam giảm thặng dư thương mại 35 – 40 tỷ USD với Hoa Kỳ.
Và cũng mới đây, đầu tháng 6 này thôi, ông Trump c̣n gọi Việt Nam là đối tác thương mại “thứ dữ” (brutal) trong một b́nh luận dường như là để ghi nhận hơn là trách cứ. “VN đàm phán rất tốt. Họ làm ăn kinh doanh cũng rất được,” ông nói trong chương tŕnh “Good Morning Britain” của đài ITV ở Anh quốc.
Vậy tại sao chỉ trong ṿng có mấy tuần, Trump lại “xoay trục” với VN dữ dằn đến thế? VN phản ứng ra sao trước động thái mới nhất này? Liệu bộ Công thương và Ngoại giao đă rung chuông báo động hay vẫn kê cao gối ngủ với những tuyên bố sáo rỗng, VN luôn coi trọng các mối bang giao với Hoa Kỳ…Dữ liệu về ngoại thương do Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ công bố, cũng vào đầu tháng 6 cho thấy thuế quan của Mỹ đang khiến một số công xưởng sản xuất rời khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nước đang được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại của ông Trump.
Hàng nhập khẩu Mỹ từ Việt Nam tăng 38 phần trăm trong bốn tháng đầu năm 2019 so với cùng ḱ năm ngoái, cho thấy các nhà nhập khẩu đang t́m cách mua từ các nhà cung cấp ở đó, đúng như đài CNN đưa tin.
Hôm nay 29/6/2019, tổng thống Mỹ sẽ gặp chủ tịch Tập Cận B́nh bên lề thượng đỉnh G20. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ là trọng tâm của hội nghị Osaka, v́ tranh chấp song phương gây nhiều hậu quả nặng nề cho các nền kinh tế khác trên thế giới.
Ngẫm sâu một chút, ta thấy hoạ phúc phải đâu chỉ trong một buổi.
Trước đây, phong phanh nghe nói, chính quyền Việt Nam cam kết sẽ bài trừ tệ nạn hàng Trung Quốc được đưa vào Việt Nam sau đó xuất khẩu sang Mỹ với nhăn hiệu “Made in Vietnam”, để tránh lệnh áp thuế của Mỹ. Hà Nội thật ra đă sớm tỏ ra quan ngại sẽ bị Mỹ trừng phạt lây.
Bây giờ điều đó đang trở nên nhăn tiền.
Nhăn tiền, v́ VN chỉ tuyên bố suông. C̣n trên thực tế, theo chính nguồn tin của Tổng cục Hải quan Việt Nam, “giả mạo xuất xứ, đóng lại bao b́ bất hợp pháp thường xảy ra đối với hàng dệt may, thuỷ sản, nông sản, gạch men, mật ong, sắt, thép, nhôm và gỗ ép… từ Trung Quốc”.
Trong một bản tuyên bố mới đây, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm B́nh Minh đă lên án thủ đoạn này “làm hại cho uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam”. T́nh trạng nêu trên được báo chí Việt Nam đề cập rộng răi nhưng lại không ai rơ, v́ sao cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ lại có hành động làm hại mặt hàng Việt Nam chính gốc.
Phân tích số liệu nhập khẩu hàng VN vào Mỹ cho thấy là các sản phẩm bị liên lụy bởi thông báo tăng thuế hải quan đă tăng thêm 34%, vượt nhanh hơn các sản phẩm thuộc những chủng loại khác đến ba lần. Hậu quả: thặng dư mậu dịch của VN đối với Mỹ tăng vọt và ngay từ lúc bấy giờ đă hàm chứa một rủi ro lớn.
Kinh tế cũng là chính trị
Nh́n rộng hơn, cách thức VN gian lận thương mại trong quan hệ với Mỹ trên thực tế đă vi phạm vào một số trụ cột được cho là cơ bản trong chính sách đối ngoại của tổng thống Trump. Đó là chủ trương bảo hộ mậu dịch xuất phát từ chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa dân tộc kiểu Mỹ.
Học thuyết Trump là chủ trương bảo hộ mậu dịch với logic thắng thua rơ rệt của chính trị quốc tế được áp dụng vào địa hạt thương mại. Chủ nghĩa thực dụng Trump coi bối cảnh quốc tế là một đấu trường không luật lệ, quy tắc, nơi mà các tác nhân trong thế tranh đua triệt để, hễ có người thắng tức là phải có kẻ thua.
Điều nói trên cũng là một bí mật công khai. Tất cả đều đă được “chốt” trong những văn kiện mang tính hiến định, như Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) 2017 hay Chiến lược Quốc pḥng (NDS) 2018. Những văn kiện này ghi rơ kẻ thù và đối thủ của Mỹ là Nga, Trung Quốc và Iran, đồng thời khẳng định quyền của Mỹ bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của ḿnh.
Nói thêm một điều tuy không mới nhưng chẳng thừa. Ngay trên mảnh đất h́nh chữ S này không ít những kẻ đang khấp khởi mừng thầm nếu con tàu Việt – Mỹ lại “trật đường ray” lẫn nữa. Họ mới chính là “các lực lượng thù địch” thực sự của dân tộc này, của đất nước khốn khó này!
Ngoài miệng hô, làm VN trở nên hùng cường (để họ cướp được nhiều hơn), nhưng trong bụng th́ hướng về Trung Nam Hải, hy vọng (hăo) vào “Vành đai con đường”, nhất là giờ lại có “BRI 2.O”. Họ hy vọng TQ sẽ không xiết nợ, chống tham nhũng. Thật hoang đường! “Bẫy nợ”, “đút lót” và “đội vốn” là thuộc tính của BRI, dù nay mai, Bắc Kinh sẽ phù phép thêm các “BRI 3.0”, “BRI 4.0”.
Mới mấy tháng đầu năm 2019, với hai số liệu Việt Nam nhập siêu từ Bắc Kinh hàng chục tỷ USD và hàng xuất khẩu qua Mỹ tăng 40 % so với cùng kỳ năm ngoái th́ đủ biết Việt Nam đang đứng về phía nào, tiếp tay cho ai gây hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Như dư luận trên các trang mạng xă hội cũng chỉ rơ: Việt Nam đă là làm ngơ cho các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam nhập hàng Trung Quốc gián mác Việt Nam, đồng thời dành nhiều ưu đăi cho các doanh nghiệp Trung Quốc xâm nhập ào ạt và tràn ngập các khu công nghiệp ở trong nước.
Từ lâu đă có nhiều tiếng nói cảnh báo việc này và dư luận cả trong lẫn ngoài VN cho rằng không sớm th́ muộn, Việt Nam sẽ bị Mỹ trừng phạt bởi sự vô trách nhiệm của nhà nước. Tuy nhiên, cũng không mấy ai nghĩ là câu chuyện định mệnh lại đến sớm như thế này. Cuối cùng, chuyện ǵ phải đến th́ sẽ đến. Giờ là lúc Việt Nam phải trả giá./.
|
|