Chính phủ Trung Quốc đã lên án cuốn sách đó là “ô nhiễm tinh thần” và đã cấm lưu hành vĩnh viễn sách Ma Ma, khiến Ma Jian (Mã Kiến), tiểu thuyết gia Trung Quốc lưu vong đã bị cấm không được về nước sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết này, bởi Ma Jian (Mã Kiến) biết hơn ai hết về mong thấy tự do ở một đất nước mà dân chủ là một giấc mơ và kiểm duyệt là chuyện bình thường.
Sách của tác giả Mã Kiến đã bị cấm ở Trung Quốc hơn 30 năm qua.
Tác phẩm đầu tay của ông, tuyển tập truyện ngắn năm 1987 Stick Out Your Tongue, làm nổi bật sự xâm chiếm tàn bạo của Trung Quốc ở Tây Tạng. Chính phủ Trung Quốc đã lên án cuốn sách đó là “ô nhiễm tinh thần” và đã cấm lưu hành vĩnh viễn sách Ma Ma tại đây. Bản thân Mã Kiến đã bị cấm không được về Trung Quốc sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết năm 2013, The Dark Road, về tác động của chính sách một con của Trung Quốc.
Bất chấp sự phản đối, hoặc có lẽ vì điều đó, Ma vẫn quyết tâm viết về quê hương của mình. Các bản dịch nhạy cảm của tác phẩm Mã Kiến sang tiếng Anh, do người bạn tâm đầu của ông, Flora Drew, đã củng cố danh tiếng toàn cầu của ông như một trí thức và một người phê bình hàng đầu của Trung Quốc về thời đại Tập Cận Bình. Cuốn sách mới nhất của ông, China Dream, dựa trên những nhân vật và sự kiện có thật, là một bản cáo trạng châm biếm về sự bất công và sai lầm của chế độ cầm quyền. Tiêu đề của nó như tiếng vọng lời tuyên bố năm 2012 của Tập Cận Bình về Giấc Mộng Trung Hoa, một tầm nhìn về “sự trẻ trung hóa quốc gia, thường được hiểu là một biểu hiện của mục tiêu của ông để biến Trung Quốc thành siêu cường thống trị thế giới.
Giấc Mộng Trung Hoa. Nguồn Mã Kiến
Nhân vật chính Ma Daode là một viên chức chính phủ cao cấp hư cấu, được miêu tả là nhân vật tự coi minh quan trọng, tự cao tự đại và ưa ngoại tình. Tham vọng của ông là tạo ra một Con chip Giấc mơ Trung Quốc, được gắn vào não của mọi người dân, thay thế những suy nghĩ riêng tư của họ bằng những tin nhắn của nhà nước Tập Cận Bình, một cấu trúc theo kiểu xã hội không tưởng Orwellian. Ma, hiện là một công dân Anh, đã nói rằng tầm nhìn của chủ nghĩa toàn trị đặt ra vào năm 1984 đã làm xong hoàn toàn trong thế kỷ 21 ở Trung Quốc.
Trong Giấc mơ Trung Hoa, ngòi viết của ông sâu sắc nhất khi miêu tả cái giá con người phải trả cho một giấc mơ quốc gia bị áp đặt. Một vụ bắt buộc phá hủy một ngôi làng thị tộc, do Ma Daode chủ trì, phản ảnh thực tế thực sự của việc trục xuất người dân. Khi những cơn ác mộng trong quá khứ của mình bắt kịp với anh ta, Ma Daode thấy mình bị cuộc tìm kiếm giấc mơ vô hình của mình nuốt trửng. Lúc nào cũng phê phán một chế độ có ý định dập tắt bất đồng chính kiến, giọng văn cắn rứt của phơi bầy một thực tế tàn bạo không thể nhắm mắt bỏ qua.
Mã Kiến và Flora Drew. Nguồn: Dagbladet