Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị có quyết định nóng. Đó là Mỹ khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế Có phải ông Trump đang muốn “đùa với lửa”?
Theo giới phân tích, quyết định của ông Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với nước Mỹ.
Tổng thống Trump ngày 26/4 vừa qua đă có quyết định gây “sốc” khi tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế (viết tắt là ATT). Đây được coi là chiến thắng của Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ (NRA) – tổ chức nhiều lần vận động hành lang chống lại ATT, nhưng theo giới phân tích, về lâu dài quyết định của ông Trump sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với nước Mỹ.
Tổng thống Trump. Ảnh: Fox News.
Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn vào tháng 4/2013, chính thức có hiệu lực vào tháng 12/2014. Tính đến nay đă có 101 nước gia nhập ATT và có 29 nước khác, trong đó có Mỹ, đă kư nhưng chưa chính thức phê chuẩn.
Phá vỡ rào cản
Kế hoạch rút khỏi Hiệp ước ATT là một phần trong chiến lược của nhà lănh đạo Mỹ nhằm cải tổ chính sách xuất khẩu vũ khí và củng cố ngành công nghiệp quốc pḥng của Mỹ. Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump luôn ấp ủ “hoài băo” mở rộng thị trường xuất khẩu vũ khí. Trong bối cảnh Mỹ nỗ lực cân bằng thương mại với phần c̣n lại của thế giới, việc thúc đẩy kinh tế thiên về xuất khẩu và mở rộng ngành công nghiệp quốc pḥng là bước đi quan trọng và hợp lư, thể theo đúng chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.
Trong tuyên bố trên trang Twitter, ông Trump gọi đây là quyết định nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia Mỹ và sẽ không bao giờ cho những “kẻ ngoại bang phá hỏng sự tự do” của nước Mỹ. Lư do ông đưa ra cũng chính là lư lẽ của Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ (NRA) và một số nhóm bảo thủ phản đối ATT. Mặc dù hiệp ước nhằm mục tiêu quản lư thị trường vũ khí thông thường quốc tế nhưng NRA cho rằng, nó ảnh hưởng tới luật kiểm soát súng nội địa của Mỹ, làm tổn hại quyền lợi của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ khi buộc họ phải tuân thủ những quy tắc và luật lệ “không cần thiết”.
Hăng tin Press TV dẫn lời ông Marcus Papadopoulos, Tổng biên tập tạp chí Politics First nhận định: “Tổng thống Trump không muốn bị cản trở. Ông ấy không muốn phải chịu bất cứ sức ép nào khi kư kết các thỏa thuận mua bán vũ khí với các nước khác chẳng hạn như Saudi Arabia hay Israel.
Trong vài tháng đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng, ông đă kư thỏa thuận bán vũ khí cho Saudi Arabia trị giá gần 500 tỷ USD và nhiều loại vũ khí mà Mỹ đang cung cấp cho quốc gia Arab này đă được sử dụng trong cuộc chiến tại Yemen. Quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí của Liên Hợp Quốc đồng nghĩa với việc nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ được tự do bán vũ khí và thu được khoản lợi nhuận khổng lồ. Sẽ không có ràng buộc nào đối với Mỹ trong tương lai”.
Tờ The Hill (Mỹ) cho biết, các công ty quốc pḥng Mỹ đă bán cho nước ngoài số vũ khí trị giá 55,6 tỷ USD trong năm tài khóa 2018, tăng 33% so với năm tài khóa 2017.
Hậu quả khôn lường
Giám đốc chương tŕnh quốc pḥng thuộc trung tâm tư vấn chính sách Stimson, Rachel Stohl nhận xét: “Đây là một ví dụ khác cho thấy chính quyền Tổng thống Trump quay lưng lại với chính sách ngoại giao đa phương. Rút khỏi ATT, Mỹ đang làm tổn hại các chuẩn mực toàn cầu về buôn bán vũ khí và các quốc gia khác sẽ có cớ để nói rằng Mỹ đang trở nên thiếu trách nhiệm vậy tại sao chúng tôi lại không được phép làm như vậy”