Ông Nguyễn Phú Trọng tuổi đă cao mà một ḿnh phải đảm nhiệm hai chức vụ, vừa làm Tổng bí thư, vừa làm Chủ tịch nước. Ông Trọng cũng thuộc diện được bác sĩ 'thăm khám hàng ngày'. Nhưng Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, chỉ hưởng tiêu chuẩn 'thăm khám' hàng tuần.
Điều chắc chắn là dù sức khoẻ ra sao, ông Trọng đă và đang được giới y tế cao cấp nhất ở Việt Nam chăm sóc ở mức độ cao nhất.
Lư do là các chức danh cao nhất của bộ máy chính trị Việt Nam gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hàng ngày, theo một quy định hồi 2018 ở Việt Nam.
Đây là quy định của Ban Bí thư TW Đảng CSVN do ông Trần Quốc Vượng kư ban hành hồi tháng 3/2018, về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lư.
Theo đó, các vị đương chức và cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng cũng được cho vào nhóm hàng đầu.
Nhóm thứ nh́ gồm các ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng...được bác sĩ theo dơi sức khỏe thăm khám ít nhất hai lần một tuần hoặc hàng ngày, tuỳ t́nh trạng sức khỏe của họ.
Nhóm thứ ba, gồm chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng, Phó chủ tịch Quốc hội, Đại tướng... được bác sĩ theo dơi sức khỏe thăm khám ít nhất một lần một tuần hoặc hàng ngày tùy theo diễn biến sức khỏe.
Dưới nữa, các cán bộ cao cấp có thể "được thăm khám ít nhất hai lần mỗi tháng".
Quy định này cũng xếp hạng sức khoẻ cán bộ từ A đến D, theo các báo Việt Nam.
"Theo quy định của Ban Bí thư, thời gian khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện định kỳ sáu tháng một lần. Trường hợp có bệnh lư th́ thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ."
Tuy nhiên, điều được dư luận bàn đến nhiều chính là phần quy định nêu rơ chế độ khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện và kết luận phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lănh đạo, quản lư và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lư.
Điều này có khả năng gắn liền cơ hội được cử ra tranh các chức vụ cao cấp với bản báo cáo y tế mà Ban Bí thư của Trung ương Đảng nhận được.
Ở nhiều nước trên thế giới, t́nh trạng sức khoẻ của một cá nhân là bí mật của riêng người đó và người bác sĩ.
Cùng lúc, trong dư luận Việt Nam có ư kiến cho rằng với tinh thần đề cao dân chủ, sức khoẻ của lănh đạo - những 'người của công chúng - cần phải được công khai.
Nhưng cũng trong năm 2018, Việt Nam thông qua luật coi sức khoẻ lănh đạo là thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước, và có vẻ như chỉ một ban bảo vệ sức khoẻ của Đảng được quyền lưu giữ.
Hồi tháng 11/2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước quy định rằng thông tin về bảo vệ sức khỏe lănh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước cũng thuộc diện mật.
Đặc biệt, thông tin về sức khoẻ lănh đạo cao cấp tại Việt Nam không nằm trong một mục 'bí mật nhà nước' riêng, mà nằm chung với vi sinh vật và dược liệu quư hiếm trong điều 7, khoản 11 về y tế và dân số.
"11. Thông tin về y tế, dân số:
a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lănh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;
b) Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quư hiếm;
c) Quy tŕnh sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quư hiếm;
d) Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số;"
Tuy nhiên, Luật Bí mật nhà nước này sẽ chỉ có hiệu lực từ tháng 7/2020, c̣n hiện nay vấn đề này có thể vẫn được điều chỉnh bởi các quy định cũ.
Hiện theo Bộ Luật h́nh sự 2015, người "làm lộ bí mật nhà nước" có nguy cơ đối diện với án 15 năm tù.
T́nh trạng chung của chính trị Việt Nam, dù có luật trên hay không, thường là bộ máy chỉ tiết lộ các thông tin về sức khoẻ lănh đạo sau một thời gian.
Chẳng hạn chỉ sau khi chủ tịch nước nhiệm kỳ trước, ông Trần Đại Quang qua đời, giới chức y tế mới nói ông đă từng sang Nhật Bản điều trị.