Như vậy chỉ c̣n khoảng 16 ngày nữa, tức ngày 24/4/2018 luật bắt buộc người thuê bao di động phải chụp h́nh, khai danh tính, thông tin cá nhân. Nếu không sẽ bị mất số di động. Luật này đang làm người dân không hài ḷng.
Theo nghị định 49 năm 2017 của Chính phủ th́ từ ngày 24-4-2018, tất cả thuê bao di động đều phải có thông tin chính xác (họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp…) bao gồm cả thông tin về đối tượng sử dụng số thuê bao đó và ảnh chụp chân dung của chủ thuê bao.
Đây là quy định nhằm quản lư thuê bao di động chặt chẽ hơn tránh t́nh trạng SIM rác và giúp bảo vệ thông tin của khách hàng tốt hơn. Theo quy định của nghị định 49, sau ngày 24-4-2018 số thuê bao chưa cập nhật đủ thông tin có khả năng sẽ bị khóa một chiều.
Do đó, các nhà mạng đă tiến hành nhắn tin đến các thuê bao chưa có thông tin chính xác, đặc biệt là chưa có ảnh chụp chân dung, cần đến các điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung, đảm bảo đúng theo quy định của Chính phủ.
Viettel cho biết: “Khách hàng của Viettel được khuyến khích tới các điểm giao dịch đă được bố trí rộng khắp để được hỗ trợ và cung cấp thông tin. Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao là biện pháp để khách hàng bảo vệ số thuê bao của ḿnh, góp phần quản lư cơ sở dữ liệu chính xác, hạn chế SIM rác”.
Viettel cũng cho biết họ đă bố trí và đào tạo nhân sự tại cửa hàng để đáp ứng lưu lượng khách hàng đến giao dịch tăng cao. Viettel các tỉnh, thành phố cũng tổ chức các gian hàng lưu động về tận huyện, xă, các khu đông dân cư hoặc chợ phiên để phục vụ khách hàng bổ sung thông tin và ảnh chụp theo quy định.
Đại diện VinaPhone cũng cho biết trong những ngày tới, nhà mạng sẽ chủ động nhắn tin tới các thuê bao chưa cập nhật đủ thông tin và ảnh chân dung để mời khách hàng tới các của hàng VinaPhone hoàn thiện và cập nhật thông tin thuê bao, ảnh chân dung khách hàng.
“Ngoài ra, khách hàng cũng có thể soạn tin TTTB gửi 1414 để tự kiểm tra thông tin cá nhân liên quan đến số máy di động VinaPhone đang sử dụng để chủ động đăng kư thông tin bổ sung nếu thấy thông tin hiện có chưa đầy đủ và chính xác.
Để hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thông tin thuê bao, VinaPhone sẽ mở tăng giờ phục vụ tại các điểm giao dịch trên toàn quốc đến 21 giờ hàng ngày, đồng thời mở thêm nhánh 3 của tổng đài 18001091 để tiếp nhận và giải đáp và tư vấn hướng dẫn khách hàng cập nhật thông tin thuê bao”, đại diện nhà mạng này cho biết thêm.
Dù đă được nhắc đến rất nhiều từ năm 2017 nhưng nhiều khách hàng vẫn tỏ ra bất ngờ với việc phải bổ sung ảnh chụp chân dung.
Trong quy định của chính phủ, ngoài những thông tin hiện hành như chứng minh nhân dân, thông tin người dùng di động c̣n phải bao gồm “ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động)”. Ảnh chụp phải có thông tin về thời gian (ngày, giờ) chụp.
Điều này có nghĩa ngoài chứng minh nhân dân, người dùng cần phải cung cấp cả ảnh chụp chân dung th́ mới đủ điều kiện làm chủ sở hữu hợp pháp của một SIM số.
Thắc mắc về chuyện chụp ảnh, anh Bùi Văn Ḥa (quận B́nh Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Tôi không hiểu cần phải bổ sung ảnh chụp chân dung làm ǵ khi ảnh đó đă có sẵn trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của mỗi người dùng”.
“Giờ những người dùng như tôi lại phải mất thời gian đến điểm giao dịch của nhà mạng để chụp ảnh. Rất thủ công và rất mất công”.
“Liệu nhà mạng có thể có cách nào khác để khách hàng có thể tự cập nhật ảnh chân dung của ḿnh từ xa hay qua mạng internet được không. Giờ đông đảo khách hàng chúng tôi lại phải đi xếp hàng để chụp ảnh chân dung rất mất thời gian và công sức”.
“Tôi tin v́ quyền lợi của ḿnh, khách hàng sẽ gửi h́nh ảnh trung thực của họ. Trong trường hợp người dùng gửi sai, nhà mạng có thể đối chiếu và chặn liên lạc sau đó cũng không muộn”, chị Hải Hà (quận 2, TP.HCM) đưa ra đề xuất.
Đặt vấn đề rộng hơn, anh Bùi Hoài Vũ (quận Tân Phú, TP.HCM) cho rằng: “Nhà mạng thu thập thông tin để bảo vệ người dùng là tốt nhưng tôi thấy họ mới chỉ làm được một nửa. Đó là họ đang cố gắng đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật, c̣n việc bảo vệ người dùng th́ tôi vẫn chưa thấy đâu. Các vấn nạn lừa đảo, spam quảng cáo, quấy rối qua điện thoại di động vẫn xảy ra liên tục”.