THeo dự báo sẽ có một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trên toàn cầu. Hầu như đă thành quy luật cứ 10 năm lại có khủng hoảng kinh tế xảy ra trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng lần này sẽ "chọn" Trung Quốc đầu tiên.
Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tăng trưởng khi các ngân hàng không rót tiền cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Giáo sư Kenneth Rogof tại Đại học Harvard (từng là Trưởng cố vấn kinh tế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF) cho rằng, đă 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giờ đây khi nền kinh tế bắt đầu có sự tăng trưởng, thế giới có thể sẽ tiếp tục chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế nữa và lần này bắt đầu từ Trung Quốc.
Giáo sư Kinh tế Kenneth Rogof tại Đại học Harvard
Theo vị chuyên gia, "cần khoảng 8 -10 năm" để hồi phục kinh tế sau khủng hoảng 2008, đến nay nền kinh tế thế giới đang trở lại b́nh thường và bước vào thời kỳ tăng trưởng, đầu tư đạt trên trung b́nh trong vài năm tới.
"Đầu tư trên toàn cầu đang gia tăng và đă đến lúc cân nhắc là liệu xu hướng tăng trưởng sẽ c̣n tiếp tục nữa hay không?" - ông Kenneth Rogof đặt câu hỏi.
Vị chuyên gia cho rằng, dù hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung hiện nay đă ít mong manh hơn so với năm 2008 bởi quốc gia duy nhất không phù hợp với chu kỳ kinh doanh là Trung Quốc.
"Trung Quốc là quốc gia ở top đầu nguy hiểm dễ trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo" - Giáo sư Rogof nói.
"Nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục có những bất ổn lớn v́ nước này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư, đặc biệt là phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay. Nếu có bất kỳ khó khăn về tài chính ở Trung Quốc th́ đó là sự suy giảm tăng trưởng tín dụng, nguy cơ khủng hoảng sẽ cao.
Tâm điểm cuộc khủng hoảng sẽ không phải ở các nước phương Tây dù mức nợ vẫn c̣n rất cao bởi mức lăi suất hiện rất thấp và điều đó khiến khoản nợ c̣n có thể chấp nhận được và ít xảy ra khủng hoảng hơn" - ông Rogof nói thêm.
Ông Rogof giải thích, một hệ thống ngân hàng lành mạnh th́ phải được phát triển theo nghĩa là nó không mỏng manh hơn so với năm 2007 nhưng hệ thống hiện nay lại tăng trưởng kém. Điều đó dễ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc.
"Nếu Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính hoặc chỉ trải qua một sự giảm tốc độ tăng của tín dụng có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Và nếu Trung Quốc phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tài chính riêng, nó có thể sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng tăng trưởng và từ đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn hơn" - Giáo sư Rogof nói.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế độc lập Andy Xie trả lời kênh truyền h́nh Mỹ CNBC cho rằng: “Chính phủ Trung Quốc đă có những thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế. Bởi nền kinh tế Trung Quốc vốn đă quen với việc thúc đẩy tăng trưởng đi kèm với nợ”.
Trước đó, các chuyên gia đă tỏ ra nghi ngờ khả năng giảm nợ công và giảm nguồn cung tiền ra thị trường của Trung Quốc. V́ nếu giảm những đ̣n bẩy kinh tế này, kinh tế Trung Quốc có thể đối mặt với tăng trưởng thấp và có nguy cơ phá vỡ toàn bộ nền kinh tế.
Theo nguồn tin của kênh CNBC, Trung Quốc sẽ không đặt nặng vấn đề tăng trưởng cao cho năm 2018 nhằm ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra, v́ vậy Chính phủ Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ và cân nhắc tất cả các mục tiêu tăng trưởng.
Với những thông tin Chính quyền Trung Quốc sẽ không ưu tiên tăng trưởng cao trong năm 2018 cho thấy quyết tâm của những nhà lănh đạo Trung Quốc trong việc lựa chọn một chiến lược phát triển kinh tế bền vững hơn, mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến tầm nh́n phát triển kinh tế dài hạn.
Cùng với việc không đẩy mạnh tăng trưởng quá cao, các nhà chức trách Trung Quốc hiện đang kiểm soát chặt chẽ ḍng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Trung Quốc theo đó tiếp tục duy tŕ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2018, không thay đổi so với mục tiêu tăng trưởng năm 2017.
Trong một nỗ lực kiểm soát ngành ngân hàng và tài chính, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) hồi trung tuần tháng 1 đă đưa ra một tuyên bố rằng ưu tiên hiện tại của nước này bao gồm tăng cường giám sát hoạt động ngân hàng ngầm (shadow banking) và các hoạt động liên ngân hàng.
Giới chức Trung Quốc cho biết, những vi phạm về quản trị doanh nghiệp, cho vay bất động sản, và nợ xấu sẽ chịu các h́nh thức trừng phạt nặng hơn, và Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động liên ngân hàng, sản phẩm tài chính và kinh doanh ngoại bảng.
"Quản lư cổ đông ngân hàng, quản trị doanh nghiệp và các cơ chế kiểm soát rủi ro vẫn c̣n tương đối yếu, và gốc rễ gây ra sự 'hỗn loạn' trên thị trường hiện nay về cơ bản vẫn chưa được khắc phục" - thông báo của CBRC cho biết đồng thời khẳng định việc đưa ngành ngân hàng vào tầm kiểm soát sẽ cần một nỗ lực dài hạn.