Việc Ánh Viên đạt 8 HCV quả là 1 thành tích khó đánh bại trong khu vực và đây là niềm tự hào cho VN. Thế nhưng đây cũng là 1 thách thức lớn cho bộ môn bơi lội Vn trong tương lai. Bởi trên thực tế thế hệ kế cận Ánh Viên đang là 1 khoảng trống không hề nhỏ.
Một kỳ SEA Games, Ánh Viên chấp 2 kỳ Olympic của Michael Phelps
Không chỉ ở đoàn thể thao Việt Nam, mà Nguyễn Thị Ánh Viên xứng đáng là VĐV tiêu biểu, xuất sắc nhất của đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 29. Bởi những đóng góp của VĐV đang khoác áo lính đă giúp bơi lội Việt Nam trở thành số 2 trong khu vực, chỉ đứng sau cường quốc khu vực là Singapore.
Nguyễn Thị Ánh Viên kết thúc SEA Games với 8 HCV, 2 HCB cùng 3 kỷ lục. Truyền thông châu Á cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho "Tiểu tiên cá". Nhưng người ta không chỉ phục tài năng mà c̣n… nể cả mật độ thi đấu dày đặc của Ánh Viên.
Ở nội dung bơi lội của kỳ SEA Games năm nay, Joseph Schooling - nhà đương kim vô địch 100m bướm Olympic đăng kư tranh tài ở 13 nội dung, nhưng trong đó gồm 3 nội dung tiếp sức đă được xem là nhiều. Ấy thế nhưng Ánh Viên được đăng kư tranh tài tới 15 nội dung, tất cả đều là cá nhân.
Việc Ánh Viên phải căng sức ở nhiều nội dung là điều dễ hiểu. Bởi dưới sức ép thành tích, Viên được xem là mỏ vàng với chỉ tiêu 10 HCV, chiếm 1/6 tổng số HCV chỉ tiêu của cả đoàn thể thao Việt Nam.
Đáng lưu ư, trong số các nội dung Ánh Viên đăng kư thi đấu th́ chỉ 800 tự do là không phải thi đấu ṿng loại. 14 nội dung c̣n lại đều phải trải qua sáng thi ṿng loại, tối thi chung kết. Điều đó có nghĩa, chỉ trong vỏn vẹn một tuần, Ánh Viên phải căng sức thi đấu tới 29 lần.
Nói tới đại hội thể thao th́ Olympic là đỉnh cao. Ở sân chơi này, ngay cả những ḱnh ngư nổi tiếng thế giới như Michael Phelps cũng chỉ đăng kư ở 7-8 nội dung thế mạnh, trong đó bao gồm cả 3 nội dung đồng đội tiếp sức. Ấy thế nhưng, xin nhắc lại là một ḿnh Ánh Viên v́ áp lực thành tích dành cho môn bơi đă phải… bơi 15 nội dung cá nhân.
Không quá khi nói rằng, chỉ một kỳ SEA Games, "Tiểu tiên cá" Ánh Viên c̣n bơi nhiều hơn siêu ḱnh ngư Michael Phelps ở 2 kỳ Olympic.
Coi như tập cường độ cao
Nếu Ánh Viên chỉ thi đấu ở những nội dung thế mạnh, không căng sức cho tới 15 môn th́ lấy đâu ra 8 HCV cùng 2 HCB cho bơi Việt Nam. Xét về mặt thành tích, sự hy sinh của Viên là đúng.
Nhưng ở khía cạnh chuyên môn, một VĐV bơi lội trong một kỳ đại hội thể thao tham dự tới 15 nội dung cá nhân có thể xem là nhiều đến… bất thường?
Vơ Trần Trường An - cựu VĐV bơi lội từng tham dự Olympic Atlanta 1996 cho biết: "Tùy theo sở trường, khả năng và thể lực của VĐV mà các HLV sẽ cân nhắc, tính toán cho tranh tài ở những nội dung nào. Nhưng tôi nghĩ 15 nội dung trong một kỳ đại hội là hơi nhiều".
Bản thân Ánh Viên trong những ngày tranh tài ở SEA Games cũng phải thừa nhận với giới truyền thông: "Tôi đă phải căng hết gị cẳng ra bơi. Hôm nay tôi thực sự kiệt sức".
Không kiệt sức sao được khi có những nội dung thi của Ánh Viên chỉ cách nhau 10 phút, quăng thời gian quá ngắn ngủi để hồi phục thể lực. Chẳng hạn, 3 nội dung 400m hỗn hợp, 50m ngửa nữ và 200m ếch diễn ra quá gần nhau, nên ở nội dung 200m ếch, Viên đă thất bại trong nỗ lực bảo vệ HCV giành được 2 năm trước đó.
Ông Chung Tấn Phong, Giám đốc Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu th́ cho rằng: "Nếu mà nói về chuyên môn đơn thuần th́ không ai bơi như Ánh Viên cả. Ở đấu trường lớn Olympic, một VĐV bơi lội cũng chỉ tham dự 7-8 nội dung là cùng, trong đó tính cả tiếp sức. Nội dung cá nhân chỉ khoảng 5 thôi".
"Ở kỳ SEA Games này, Ánh Viên thực sự bơi nhiều nhưng không… bất thường. Tôi nói thế bởi Ánh Viên đă vươn tầm châu Á rồi. Một số cự ly phụ th́ tranh chấp hơi căng nhưng ở cự ly sở trường th́ Ánh Viên hơn các VĐV ĐNÁ một cái đầu rồi. Vậy nên, để đáp ứng chỉ tiêu HCV, dùng Ánh Viên ở nhiều nội dung cũng được, nếu như ḿnh không áp đặt phải phá nhiều kỷ lục".
Và chuyên gia Chung Tấn Phong khẳng định: "V́ không có đối thủ xứng tầm, nên việc Ánh Viên bơi liên tục, nhiều nội dung, có những nội dung sở trường không phải sử dụng hết 100% sức ấy th́ theo tôi, đại hội SEA Games cũng có thể xem là đợt tập luyện cường độ cao cho cô ấy thôi".
Và tương lai nào cho bơi lội Việt Nam?
Như đă nói, đây là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử môn bơi lội Việt Nam, khi chúng ta đoạt tổng cộng 23 huy chương (10 vàng, 7 bạc, 6 đồng), chỉ đứng sau cường quốc khu vực Singapore với 35 huy chương (19 vàng).
Nhưng liệu thành công ở Sea Games năm nay có thể xem là nền tảng phát triển trong tương lai? Mừng cho bộ môn bơi lội Việt Nam nhưng thành quả trên cũng có những điều chúng ta phải suy ngẫm.
Trong số 10 HCV trên đường đua xanh tại SEA Games năm nay, th́ Nguyễn Thị Ánh Viên mang lại tới 8 chiếc. Hai chiếc c̣n lại là của các VĐV nam Nguyễn Huy Hoàng (1.500m tự do) và Nguyễn Hữu Kim Sơn (400m hỗn hợp).
Tức là, so với Singapore hay Malaysia, bơi Việt Nam không có được một lực lượng đồng đều. Vậy nên ở các nội dung đồng đội tiếp sức, Việt Nam đều thua người Singapore, Thái Lan, Indonesia hay Philippines.
Ánh Viên đă bước sang tuổi 21, độ tuổi chín nhất của một ḱnh ngư. Chuyên gia Chung Tấn Phong cho rằng: "Ánh Viên đă ở đẳng cấp châu Á, vươn tầm Olympic th́ e rằng khó, nhưng hoàn toàn có thể gặt hái thành công ở Asiad năm tới và một vài kỳ SEA Games nữa. Ánh Viên đang ở độ chín những cũng sắp qua thời kỳ đỉnh cao nhất của một VĐV bơi lội mà chúng ta cần phải nghĩ tới người kế thừa".
Vậy ai sẽ là người kế thừa Ánh Viên? Vẫn chưa thể dám chắc chắn được ǵ nhiều ở những VĐV trẻ tiềm năng như Nguyễn Hữu Kim Sơn hay Nguyễn Diệp Phương Trâm. Ông Phong cho rằng: "Đào tạo ra một Ánh Viên không dễ. Trong tương lai không Ánh Viên, rất khó để bơi lội có thể gặt hái vàng dễ dàng như vậy ở SEA Games".
Một SEA Games "vàng" của "đường đua xanh". Nhưng liệu thành công ấy có trở thành nền tảng phát triển trong tương lai? Có lẽ ngay từ lúc này, bơi lội Việt Nam cần phải tính tới một tương lai… sau Ánh Viên.
|
|