Mọi người trên thế giới đang theo dơi sát sao những diễn biến thời sự giữa Mỹ và Triều Tiên. Rất có thể cuộc chiến sẽ xảy ra. Hậu quả của nó sẽ rả tàn khốc, những mất mát vô cùng lớn lao về người và của.
Theo Capital Economics, nếu chiến tranh Mỹ - Triều Tiên nổ ra, nền kinh tế thế giới sẽ phải chịu nhiều tổn thất.
T́nh h́nh căng thẳng giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên đă tiếp tục leo thang khi khi tổng thống Donald Trump hứa rằng sẽ có “biển lửa, cuồng nộ và sức mạnh mà thế giới này chưa bao giờ được thấy” trong lời đáp trả với những đe dọa gần đây nhất từ Triều Tiên và nhà lănh đạo Kim Jong Un.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: BI
Vài giờ sau, Triều Tiên đáp lại bằng cách thông báo đă nghiêm túc xem xét một cuộc tấn công tên lửa trên đảo Guam nằm giữa Thái B́nh Dương, nơi có căn cứ quân sự lớn của Mỹ.
Theo Capital Economics, nếu chiến tranh nổ ra, nền kinh tế thế giới sẽ phải chịu nhiều tổn thất.
Business Insider chỉ ra rằng, bán đảo Triều Tiên, trung tâm của cuộc xung đột, sẽ là nơi hứng chịu thiệt hại lớn về mặt kinh tế, trong đó nền kinh tế Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, các chuyên gia của Capital Economics cho biết. Một điều không thể tránh khỏi là tác động đó sẽ lan ra cả nền kinh tế thế giới, và có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng v́ Hàn Quốc hiện chiếm 2% trong tổng GDP toàn cầu.
Biểu đồ cho thấy Hàn Quốc thuộc nhóm những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ảnh: BI
Bloomberg dẫn phân tích của Capital Economics chỉ ra rằng chuỗi sản xuất và cung cấp mọi thứ từ điện thoại thông minh (smartphone), ôtô đến màn h́nh tivi sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, gây thiệt hại cho sự tăng trưởng toàn cầu và đẩy giá cả gia tăng. Bởi v́, Hàn Quốc là nước cung cấp phần lớn các thiết bị điện tử trên thế giới.
Hàn Quốc là nhà sản xuất màn h́nh tinh thể lỏng - loại màn h́nh dành cho tivi hay nhiều thiết bị điện tử khác lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% thị phần toàn cầu. Quốc gia này là nơi chế tạo chất bán dẫn - được sử dụng trong smartphone lớn thứ hai thế giới, với 17% thị phần.
"Nếu các lĩnh vực sản xuất của Hàn Quốc bị thiệt hại nặng nề bởi chiến tranh, thế giới sẽ thiếu hụt nhiều loại hàng hoá. Sự gián đoạn sẽ kéo dài một thời gian, mất khoảng 2 năm để xây dựng lại một nhà máy sản xuất chất bán dẫn", hai chuyên gia kinh tế Gareth Leather và Krystal Tan nhận định.
Ngành vận tải biển cũng sẽ chịu rủi ro. Bất kỳ mâu thuẫn xảy ra nào đều có khả năng làm tê liệt các hành tŕnh phía đông bờ biển Trung Quốc - quốc gia có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Theo Capital Economics, nếu điều này gây nguy hiểm cho tàu hàng ra vào các cảng Trung Quốc, nó sẽ gây thêm nhiều tổn thất cho nền kinh tế thế giới.
Một cuộc xung đột cũng có tác động lớn lên nền kinh tế Mỹ, nếu xét theo chi phí dành cho chiến tranh ở nước ngoài.
“Vào lúc đỉnh điểm của cuộc chiến Triều Tiên năm 1952, chính phủ Mỹ đă chi khoảng 4,2% GDP”. Tổng chi phí cho cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ hai (2003) và những hậu quả theo sau đó được ước tính là đă “ngốn” mất của Mỹ 1 ngàn tỉ USD (tương đương với 5% GDP của Mỹ), hai chuyên gia Leather và Tan viết.
“Một cuộc chiến kéo dài ở Hàn Quốc sẽ làm gia tăng đáng kể khoản nợ liên bang của Mỹ, vốn đă ở mức ‘chẳng mấy thoải mái’ ǵ là 75% GDP”, họ kết luận.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng mối lo ngại đang bị cường điệu hoá. Họ chỉ ra những căng thẳng trước đây cuối cùng đều được hoá giải.