Sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo hôm nay 5/4, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson chỉ đưa ra thông điệp gồm 23 từ. Đó là: “ Triều Tiên vừa phóng một Tên lửa đạn đạo tầm trung nữa. Mỹ đă nói đủ về Triều Tiên rồi. Chúng tôi không có b́nh luận thêm” (Thông điệp trên vừa đúng 23 từ (tính theo bản gốc tiếng Anh). Thông điệp này ẩn chứa điều ǵ?
Nhiều người tỏ ra khó hiểu trước phản ứng của ông Tillerson bởi Triều Tiên phóng tên lửa ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ở bang Florida.
Theo đài CNN, không rơ ông Tillerson muốn thể hiện quan điểm cứng rắn hay phớt lờ việc Triều Tiên cố gắng gây sự chú ư trước cuộc gặp Mỹ - Trung?
ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (giữa) trong chuyến thăm hai ngày tới Hàn Quốc vào ngày 17-3 Ảnh: STARS AND STRIPES
Chính quyền ông Trump đang giữ lập trường cứng rắn trước tham vọng phát triển Vũ khí hạt nhân và đạn đạo của B́nh Nhưỡng. Trung Quốc cũng tỏ ư sẵn sàng kiềm chế các nỗ lực này của B́nh Nhưỡng. B́nh luận về vấn đề Triều Tiên với báo chí ngày 4-4, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho rằng: “Thời gian đă hết và mọi lựa chọn đều được đặt lên bàn”.
Tổng thống Trump cũng có quan điểm tương tự. Trước đó, lúc trả lời phỏng vấn Tạp chí Financial Times, ông Trump tuyên bố sẵn sàng hành động để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên dù Trung Quốc có tham gia hay không.
“Trung Quốc có ảnh hưởng lớn với Triều Tiên. Trung Quốc có thể quyết định giúp chúng tôi trong vấn đề Triều Tiên hoặc không... Nếu Trung Quốc không giải quyết được th́ Mỹ sẽ làm” - ông Trump nói.
Truyền h́nh Hàn Quốc đưa tin vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 5-4. Ảnh: AP
Với những diễn biến trên, có vẻ Ngoại trưởng Tillerson muốn phát đi thông điệp: Thời gian đối thoại đă qua, thời gian hành động đă đến.
Hai quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng không nên hiểu phát ngôn của ông Tillerson là một sự khiêu khích. Thay vào đó, đây là một tín hiệu cho thấy Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không đưa ra những thông điệp như thường lệ sau mỗi lần Triều Tiên khiêu khích hay thử tên lửa nữa.
Tuy nhiên, tính mập mờ trong ngoại giao là một điều rất nguy hiểm. Sự hiểu nhầm về từ ngữ có thể gây rắc rối ở tầm quốc tế. Do đó, đài CNN cho rằng với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Tillerson có trách nhiệm t́m ra giải pháp cho những thách thức ngoại giao của nước này thay v́ phát đi những thông điệp lấp lửng.
VietBF © sưu tập