Không chỉ người dân Mỹ mà cả thế giới đang "sôi sục" với sắc lệnh cấm nhập cư của Donald Trump. Sự cứng rắn của tân TT Mỹ c̣n thể hiện ở việc lập tức sa thải quyền Bộ trường Tư pháp v́ vị này "dám" có lời phản đối. Truyền thông thế giới ví hành động của ông Trump chẳng khác nào “Vụ thảm sát đêm thứ bảy”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates, luật sư hàng đầu của chính quyền liên bang, ngay sau khi bà từ chối bảo vệ sắc lệnh cấm nhập cảnh nhằm vào công dân 7 nước Hồi giáo mà ông Trump đưa ra.
Bà Sally Yates không tin rằng việc bảo vệ cho sắc lệnh trên "phù hợp với nghĩa vụ chính thức của cơ quan này là luôn t́m kiếm công lư và đứng về lẽ phải".
Bàn luận về việc sa thải, Nhà Trắng cho biết bà Sally Yates "đă phản bội Bộ Tư pháp bằng cách từ chối thực thi một sắc lệnh hợp pháp nhằm bảo vệ các công dân Mỹ" và mô tả hành động của bà mang động cơ chính trị.
Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates vừa bị ông Trump sa thải.
Việc ông Trump sa thải bà Sally Yates vào hôm thứ Hai vừa qua được truyền thông ví với vụ đụng độ giữa Tổng thống Nixon với Bộ trưởng Tư pháp xung quanh việc điều tra vụ Watergate. Và kết quả dẫn đến việc từ chức của Bộ trưởng tư pháp Elliot Richardson và cấp phó của ông là William D.Ruckelshaus.
Vụ việc xảy ra vào một thứ Bảy mùa thu năm 1973 và được truyền thông Mỹ gọi là "Vụ thảm sát đêm thứ Bảy".
Khi đó Tổng thống Nixon gọi Bộ trưởng Tư pháp Elliot Richardson đến và yêu cầu ông sa thải công tố viên Archibald Cox, người đang điều tra vụ Watergate.
Và đặc biệt, công tố viên Archibald Cox lúc đó đă thẳng thừng yêu cầu công khai nội dung những đoạn hội thoại được ghi âm của Tổng thống Nixon, khiến Tổng thống lo ngại.
Nhưng Bộ trưởng Tư pháp Elliot Richardson lúc đó đă từ chối sa thải công tố viên Archibald Cox như Nixon yêu cầu và từ chức sau đó.
Tổng thống Nixon tiếp tục đề nghị thứ trưởng của Richardson, William Ruckelshaus sa thải Archibald Cox. Nhưng một lần nữa yêu cầu của Tổng thống lại bị từ chối. William Ruckelshaus tiếp tục từ chối thực hiện yêu cầu của Tổng thống và từ chức sau đó.
Đứng trước t́nh thế này, Tổng thống Nixon buộc phải trao quyền quản lư Bộ Tư pháp cho Robert Bork và tiếp tục yêu cầu người này sa thải Archibald Cox.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Robert Bork tuân thủ chấp nhận yêu cầu của Tổng thống. Tuy nhiên, khi các nhà điều tra thu được đoạn băng cũng như vai tṛ của Nixon trong vụ bê bối Watergate và đưa ra ánh sáng, Nixon buộc từ chức vào 8/8/1974.
Sở dĩ giới phê b́nh ví việc sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates của ông Trump với “Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” năm xưa là bởi các nhân vật bị sa thải trong hai vụ việc đều xuất phát từ lư do “bất đồng quan điểm” với Tổng thống.
Việc bà Sally Yates bị sa thải đă khiến các nghị sĩ đảng Dân chủ nổi giận v́ hành động này đe dọa sự độc lập của Bộ Tư pháp. "Ông Trump đă bắt đầu thực hiện những hành động giống như cách Nixon đă từng làm, và tất cả những việc đó đe dọa sự độc lập – một giá trị đáng ca ngợi – của Bộ Tư pháp. Khi có những quan chức chính phủ mẫn cán gọi các mệnh lệnh của ông Trump là trái pháp luật và vi hiến, ông ấy đơn giản là sa thải họ. Chính phủ dường như đă trở thành một show truyền h́nh thực tế", John Conyers, nghị sĩ đảng Dân chủ chia sẻ trên Twitter.
"Họ (ông Trump và các cố vấn) biết họ có thể làm theo cách tốt hơn và tôi đoán rằng bây giờ họ đang cố gắng giải quyết đống lộn xộn này. Có thể họ đă hiểu ra rằng giao tiếp và quy tŕnh nội bộ là những điều có ích", Thượng nghị sĩ Bob Corker – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện – chia sẻ.
Nh́n lại những ứng viên cho các vị trí cấp cao trong chính quyền ông Trump có thể thấy rơ rằng hầu hết họ đều là những người rất tuân thủ mệnh lệnh của Tổng thống.
Và giới b́nh luận cho rằng, nếu tất cả các ứng viên đó được thông qua, th́ có lẽ sẽ không c̣n ai có thể ngăn cản được ông Trump trong việc đưa ra những quyết định gây tranh căi.