Việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, đánh bại bà Clinton đă là một sự thay đổi lớn về mặt nhận thức xă hội không những ở Mỹ mà là cả thế giới. Chính việc này dă thổi một luồng khí mới vào chính trường thế giới. Liệu dưới thời đại Donald Trump, trật tự toàn cầu có thay đổi và thay đổi hoàn toàn?
Hiện nay, hiện tượng Brexit xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, phản ánh rơ những mâu thuẫn trong nội bộ thế giới phương Tây cũng như chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nước, tác động mạnh đến trật tự thế giới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: FTchinese
Tờ Thời báo Tài chính Anh ngày 21/11 đăng bài viết của nhà nghiên cứu cao cấp Francis Fukuyama, Viện nghiên cứu Freeman Spogli, Đại học Stanford. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Trật tự chính trị và suy thoái chính trị" (Political Order and Political Decay).
Bài viết cho rằng việc ông Donald Trump bất ngờ đánh bại bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ không chỉ đánh dấu một ranh giới đối với nền chính trị Mỹ, mà c̣n đối với cả trật tự thế giới.
Hiện nay hầu như đang bước vào một thời đại chủ nghĩa dân tộc dân túy mới. Trong thời đại này, trật tự “tự do” làm chủ đạo được xây dựng từ thập niên 1950 đă bị thách thức bởi đa số các nền “dân chủ” có tinh thần phẫn nộ.
Rủi ro cạnh tranh giữa các loại chủ nghĩa dân tộc "rơi vào phẫn nộ" cũng rất lớn. Nếu t́nh h́nh này xảy ra, nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng tương tự như bức tường Berlin vào năm 1989.
Phương thức ông Donald Trump giành chiến thắng đă bộc lộ nền tảng xă hội của phong trào này mà ông huy động được. Xem qua về bản đồ phiếu bầu có thể phát hiện, những người ủng hộ bà Hillary Clinton tập trung ở các thành phố duyên hải, c̣n ở các khu vực nông thôn và đô thị nhỏ kiên tŕ bỏ phiếu ủng hộ ông Donald Trump.
Điều gây bất ngờ nhất là ông Donald Trump thắng cả ở Pennsylvania, Michigan và Wisconsin - ba bang công nghiệp phía bắc này từng là các bang chắc chắn của Đảng Dân chủ trong vài cuộc bầu cử gần đây, đến mức bà Hillary Clinton thậm chí không đi Wisconsin để vận động.
Phong trào phản đối Donald Trump tại Mỹ. Ảnh: Thời báo New York
Ông Donald Trump giành chiến thắng là do ông có thể tranh thủ được sự ủng hộ của công nhân công đoàn bị ảnh hưởng bởi công nghiệp hóa. Ông cam kết thông qua khôi phục việc làm ngành chế tạo đă mất, "để nước Mỹ tiếp tục trở nên vĩ đại".
Trong khi đó, nước Anh cũng là một trường hợp tương tự, đó là Anh rút khỏi châu Âu hay c̣n gọi là Brexit. Lá phiếu ủng hộ rời khỏi châu Âu cũng tập trung ở khu vực nông thôn, các đô thị nhỏ và các thành phố khác ngoài London.
Ở Pháp cũng như vậy, các cử tri lớn tuổi thuộc giai cấp công nhân từng bỏ phiếu cho Đảng Xă hội, hiện nay đang bỏ phiếu ủng hộ đảng Mặt trận Quốc gia (National Front), một đảng cực hữu của bà Marine Le Pen.
Nhưng chủ nghĩa dân tộc dân túy là một hiện tượng rộng lớn hơn nhiều so với điều này. Ví dụ ở Nga, ông Putin không được hoan nghênh nhiều trong các cử tri có mức độ giáo dục khá cao ở các đô thị lớn của Nga như St. Petersburg, Moscow, nhưng ở các khu vực khác của nước này lại có rất nhiều người ủng hộ.
Đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hoặc Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng như thế. Ông Tayyip Erdogan nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt của giai cấp trung lưu bảo thủ ở Thổ Nhĩ Kỳ, c̣n ông Viktor Orban được hoan nghênh trên cả nước Hungary, trừ Budapest.
Đến nay, các giai tầng xă hội bị phân chia bởi mức độ giáo dục hầu như đă trở thành đường ranh giới xă hội quan trọng nhất ở rất nhiều quốc gia công nghiệp hóa và có thị trường mới nổi. Hiện tượng này được thúc đẩy trực tiếp từ toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ, trong khi đó thúc đẩy toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ chính là trật tự thế giới chủ yếu do Mỹ xây dựng từ năm 1945 trở lại đây.
Khi nói đến trật tự thế giới “tự do” là nói đến hệ thống thương mại và đầu tư quốc tế dựa trên quy tắc thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây.
Chính hệ thống này làm cho điện thoại di động Apple có thể lắp ráp ở Trung Quốc và vận chuyển đến tay người tiêu dùng ở Mỹ hoặc châu Âu trước lễ Giáng sinh.
Hệ thống này c̣n giúp cho hàng triệu người từ các nước tương đối nghèo di chuyển đến các nước tương đối giàu - ở đó họ có thể t́m được cơ hội phát triển tốt hơn cho bản thân và con cái.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: DW
Hệ thống này cũng đă có hiệu quả: Từ năm 1970 đến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, sản xuất hàng hóa và dịch vụ toàn cầu đă tăng gấp đôi, giúp cho hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo - không chỉ bao gồm những người sống ở Trung Quốc và Ấn Độ, mà c̣n bao gồm những người sống ở Mỹ và khu vực châu Phi phía nam Sahara.
Nhưng chính như hiện nay mọi người đang đau đớn ư thức được rằng lợi ích của hệ thống này hoàn toàn không đem lại cho tất cả các nhóm người. Cùng với việc các doanh nghiệp tiến hành đầu tư ở bên ngoài và t́m mọi cách nâng cao hiệu suất để ứng phó với thị trường toàn cầu cạnh tranh tàn khốc, giai cấp công nhân các nước phát triển đă mất đi việc làm.
Vấn đề lâu dài này đă trầm trọng hơn rất nhiều do cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn và khủng hoảng đồng Euro ở châu Âu sau vài năm.
Trong hai cuộc khủng hoảng này, hệ thống do giới tinh hoa vạch ra - các chính sách như thị trường tự do của Mỹ và hệ thống Schenggen quản lư lưu động dân số nội bộ và Euro ở châu Âu đều nhanh chóng sụp đổ khi đối mặt với sự tác động từ ben ngoài.
Cái giá phải trả cho những thất bại này lại tiếp tục đổ gánh nặng lên đầu những người công nhân b́nh thường chứ không phải bản thân giới tinh hoa. Từ đó, vấn đề thực sự không phải tiếp tục là tại sao chủ nghĩa dân túy xuất hiện vào năm 2016, mà là tại sao nó đă qua lâu như vậy mà nay mới xuất hiện.
Ở Mỹ, về chính trị đă xuất hiện một sai lầm như này: Thể chế chính trị không đại diện đầy đủ cho giai cấp công nhân truyền thống.
Giới doanh nghiệp và đồng minh của họ thu lợi to lớn từ toàn cầu hóa đă lănh đạo Đảng Cộng ḥa; c̣n Đảng Dân chủ đă trở thành một chính đảng chơi đùa với chính trị "thân phận": Một liên minh gồm phụ nữ, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường và LGBT (người đồng tính, người hai giới, người chuyển giới) không c̣n tiếp tục quan tâm đến vấn đề kinh tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh tư liệu)
Cánh tả Mỹ không thể đại diện cho giai cấp công nhân, cánh tả ở các khu vực châu Âu cũng đă phạm sai lầm tương tự. 20 năm trước, chủ nghĩa dân chủ xă hội châu Âu đă ḥa giải với toàn cầu hóa, biểu hiện là đường lối trung gian của Blair và cải cách chủ nghĩa tự do mới được Đảng Dân chủ Xă hội của cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đưa ra trong 10 năm đầu của thế kỷ này.
Nhưng sai lầm lớn hơn của cánh tả giống như trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tức là chủ nghĩa dân tộc đă áp đảo tinh thần giai cấp. Bởi v́, nó đă tận dụng được sự đồng cảm về thân phận mạnh mẽ, đó là khát vọng xây dựng mối liên hệ của một cộng đồng văn hóa hữu cơ.
Loại khát vọng được thừa nhận thân phận này đang xuất hiện với h́nh thức cánh tả mới (alt - right) ở Mỹ, cánh tả mới bao gồm những người da trắng và nhóm chủ nghĩa bị bài xích trước đây.
Nhưng cho dù không có những người theo chủ nghĩa cực đoan, rất nhiều công dân Mỹ b́nh thường cũng bắt đầu khó hiểu lư do trong khu dân cư của họ xuất hiện ngày càng nhiều người nhập cư.
Đây chính là lư do ông Donald Trump nhận được không ít phiếu từ các cử tri có mức độ giáo dục cao hơn, giàu hơn. Những người này không phải là nạn nhân của toàn cầu hóa, nhưng vẫn cảm thấy có người đang cướp đi đất nước từ tay họ. Việc nước Anh bỏ phiếu rời khỏi châu Âu cũng có nguyên nhân như vậy.
Như vậy, ông Donald Trump giành chiến thắng sẽ có những ảnh hưởng thực tế nào đối với hệ thống quốc tế? Trái ngược với những người phê phán ông, ông Donald Trump thực sự có lập trường và đă có sự suy nghĩ cặn kẽ: Ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc về chính sách kinh tế và hệ thống chính trị toàn cầu.
Ông cho biết rơ sẽ t́m cách tiến hành đàm phán lại các thỏa thuận thương mại hiện có như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), có thể c̣n có Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nếu ông không đạt được điều ḿnh muốn, ông sẵn sàng cân nhắc để Mỹ rút khỏi.
Bà Marine Le Pen, lănh đạo Đảng Mặt trận Quốc gia (FN) Pháp. Ảnh: The New York Times
Trump bày tỏ tán thưởng đối với những nhà lănh đạo "mạnh" làm việc bằng các hành động quyết đoán như ông Vladimir Putin ở nước Nga. Trong khi đó, ông lạnh nhạt hơn nhiều đối với các nước thành viên NATO hoặc các đồng minh truyền thống của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời chỉ trích những nước này tận dụng sức mạnh của Mỹ.
Điều này có nghĩa là sự ủng hộ đối với các đồng minh này sẽ được quyết định dựa trên phán đoán lại đối với thỏa thuận phân chia trách nhiệm kinh phí.
Những lập trường này đă đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống kinh tế và an ninh toàn cầu. Hiện nay, thế giới tràn ngập chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Từ lâu, sự vận hành b́nh thường của một hệ thống thương mại và đầu tư mở cửa được dựa trên "bá quyền" của Mỹ.
Nếu Mỹ bắt đầu đơn phương triển khai hành động, sửa đổi điều khoản của các thỏa thuận, hiệp định liên quan, có rất nhiều người tham gia mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới đều sẽ tích cực tiến hành báo thù và gây ra một sự suy giảm kinh tế theo h́nh xoắn ốc như thập niên 1930.
Những lập trường này tạo ra mối đe dọa to lớn cho hệ thống an ninh quốc tế. Trong vài chục năm qua, Nga, Trung Quốc đă trỗi dậy trở thành nước lớn quan trọng, hai nước này đều có tham vọng lănh thổ.
Lập trường của ông Donald Trump đối với Nga càng đáng lo ngại: Ông chưa từng tiến hành phê b́nh nửa câu đối với ông Vladimir Putin, thậm chí ám chỉ việc ông Putin sáp nhập Crimea là hợp lư.
Xét tới chính sách ngoại giao của ông Donald Trump c̣n chưa rơ ràng, thái độ trước sau như một của ông Donald Trump đối với Nga cho thấy ông Vladimir Putin có ảnh hưởng "tàng h́nh" đối với ông Donald Trump.
Bất cứ nỗ lực nào cải thiện quan hệ với Nga của ông Donald Trump đều sẽ gây "thiệt hại" trước tiên cho Ukraine và Gruzia. Hai nước này luôn dựa vào sự ủng hộ của Mỹ mới có thể duy tŕ được vị thế "quốc gia dân chủ độc lập".
Ông Nigel Farage, lănh đạo Đảng Độc lập (UKIP) Anh. Ảnh: The Guardian
Ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ sẽ đánh dấu sự kết thúc của một thời đại – thời đại mà mọi người nghĩ Mỹ là biểu tượng của "dân chủ". Vai tṛ ảnh hưởng của Mỹ luôn dựa nhiều hơn vào "sức mạnh mềm", chứ không phải sử dụng vũ lực không sáng suốt như xâm lược Iraq.
Sự lựa chọn đưa ra vào ngày 8/11/2016 ở Mỹ có nghĩa là họ thoát ly khỏi mặt trận chủ nghĩa quốc tế tự do, chuyển sang mặt trận chủ nghĩa dân tộc dân túy. Sự ủng hộ mạnh mẽ của lănh đạo Đảng Độc lập Anh (UKIP) Nigel Farage đối với ông Donald Trump hoàn toàn không phải ngẫu nhiên; bà Marine Le Pen - lănh đạo Đảng Mặt trận quốc gia Pháp (FN) sớm bày tỏ chúc mừng đối với ông Donald Trump cũng không phải ngẫu nhiên.
Một năm qua, một "Quốc tế chủ nghĩa dân tộc dân túy" mới đă xuất hiện, các tổ chức có quan điểm tương đồng thông qua "Quốc tế" mới chia sẻ thông tin và ủng hộ xuyên quốc gia.
Nước Nga do ông Vladimir Putin lănh đạo là một trong những người ủng hộ nhiệt t́nh nhất của sự nghiệp này. Cuộc chiến thông tin do Nga phát động dựa trên xâm nhập vào Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ mà Mỹ cáo buộc đă gây tác động to lớn đến chế độ của Mỹ và t́nh h́nh này sẽ c̣n tiếp diễn.
Nước Mỹ mới hiện vẫn tồn tại một số nhân tố không xác định khá lớn. Mặc dù ông Donald Trump về bản chất là một người theo chủ nghĩa dân tộc nhất quán, nhưng ông cũng rất giỏi làm giao dịch. Khi ông Donald Trump phát hiện nước khác sẽ bỏ qua các điều kiện do ông đặt ra, th́ ông sẽ làm như thế nào khi tiến hành đàm phán lại các hiệp định thương mại hoặc thỏa thuận đồng minh hiện có?
Ông sẽ lùi và chấp nhận giao dịch tốt nhất cho bản thân hay sẽ rời khỏi? Dư luận đă bàn nhiều về tính nguy hiểm khi ông Donald Trump nắm được "nút bấm hạt nhân", nhưng ở sâu trong nội tâm của ông là một người theo chủ nghĩa cô lập, chứ không phải là một người có khát vọng sử dụng vũ lực trên toàn thế giới.
Khi ông đối mặt với hiện thực xử lư cuộc nội chiến Syria, ông cuối cùng rất có khả năng sẽ dựa vào kịch bản của ông Barack Obama, tiếp tục bàng quan đứng nh́n.
Về điểm này, đặc trưng tính cách sẽ phát huy tác dụng. Giống như rất nhiều người Mỹ, rất khó tưởng tượng có người có tính cách như ông Donald Trump càng không thích hợp làm làm lănh đạo thế giới tự do.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Washington Post
Lập trường chính sách thực chất của ông chỉ là một phần nguyên nhân, các nguyên nhân khác bao gồm sự theo đuổi hư vinh (phù phiếm) cực đoan và ḷng tự tôn nhạy cảm của ông.
Cách đây không lâu, khi ở cùng một diễn đàn với người nhận được huân chương danh dự (Medal of Honor), ông cho biết bản thân cũng rất dũng cảm, "rất táo bạo về tài chính".
Ông tuyên bố cần tiến hành báo thù đối với mọi kẻ thù và những người phê phán ông. Khi đứng trước các nhà lănh đạo thế giới khác coi thường ông, sự phản ứng của ông sẽ giống như một thủ lĩnh Mafia bị thách thức hay sẽ giống như một thương nhân giỏi làm giao dịch?
Đến nay, thách thức lớn nhất đối với "dân chủ tự do" không phải đến từ các nước có chế độ chính trị khác Mỹ như Trung Quốc, mà đến từ nội bộ thế giới "dân chủ tự do".
Ở Mỹ, Anh, châu Âu và rất nhiều nước khác, bộ phận "dân chủ" trong thể chế chính trị đang phản kháng lại bộ phận "tự do", hoàn toàn có khả năng tận dụng tính hợp pháp bề ngoài để xé toạc một số quy tắc hiện hành - những quy tắc này luôn ràng buộc các hành vi, là chỗ dựa cho một thế giới cởi mở, bao dung.
Giới tinh hoa đă tạo ra hệ thống này đă đến lúc cần lắng nghe những tiếng nói phẫn nộ từ bên ngoài, đem sự b́nh đẳng xă hội và đồng cảm thân phận vào trong suy nghĩ về những vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết của họ. Đây là một chặng đường gian nan trong vài năm tới.