Để giữ trật tự thế giới, Mỹ phải sở hữu những vũ khí mạnh hàng đầu, đó là một điều luôn luôn đúng. V́ thế trong khi cam kết t́m kiếm ḥa b́nh và an ninh trong một thế giới không có vũ khí hạt nhân nhưng Mỹ vẫn phải sở hữu những thứ vũ khí khủng. Mỹ vừa công bố bom hạt nhân thông minh B61-12 khiến các thế lực đối lập sợ dựng tóc gáy.
Theo New York Times, Cục Quản lư An ninh hạt nhân quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ công bố B61-12 - bom hạt nhân có định hướng, hay bom hạt nhân "thông minh" đầu tiên của Mỹ, đă trải qua giai đoạn phát triển và thử nghiệm kéo dài 4 năm, hiện đang trong thời kỳ sản xuất kỹ thuật - giai đoạn cuối cùng trước khi được đưa vào sản xuất đồng bộ, dự kiến vào năm 2020.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh phải đối mặt với những cảnh báo lặp đi lặp lại từ các chuyên gia dân sự và một số cựu sĩ quan quân đội cấp cao rằng quả bom này, vốn sẽ được trang bị trên máy bay chiến đấu, có thể dễ bị cám dỗ để sử dụng trong một cuộc xung đột v́ độ chính xác của nó.
Phiên bản nâng cấp của bom B61-12.
Đặc biệt việc chấp thuận này được đưa ra sau khi Mỹ cam kết t́m kiếm ḥa b́nh và an ninh trong một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Phát biểu tại thủ đô Prague của CH Séc hồi năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama "cam kết chắc chắn và rơ ràng của nước Mỹ nhằm t́m kiếm ḥa b́nh và an ninh của một thế giới không có vũ khí hạt nhân".
Thế nhưng trên thực tế, NATO dưới sự lănh đạo của Mỹ, ngay trong năm sau đó (2010) đă đưa ra biện pháp hiện đại hóa đáng kể của kho vũ khí hạt nhân của ḿnh, với việc triển khai ở châu Âu một số bom hạt nhân B-61. Các chi phí chính thức của chương tŕnh hiện đại hóa này lên tới ít nhất 10 tỷ USD.
Chương tŕnh này chỉ là một phần nhỏ của một quá tŕnh tổng thể làm mới các cơ sở vũ khí hạt nhân khổng lồ của Mỹ, từ các quả bom thực tế đến các trung tâm nghiên cứu và các ngành công nghiệp, trong đó dự kiến sẽ có chi phí lên tới hơn 355 tỷ USD trong khoảng thời gian 10 năm.
Chính quyền Obama đă yêu cầu Lầu Năm Góc lên kế hoạch cho 12 tàu ngầm bắn tên lửa hạt nhân mới, khoảng 100 máy bay ném bom hạt nhân và 400 tên lửa hạt nhân mới (hoặc được tân trang) trên đất liền.
Theo các chuyên gia bên ngoài và một Ủy ban độc lập của hai đảng có trách nhiệm với Quốc hội và Bộ Quốc pḥng, điều này sẽ đẩy tổng chi phí cho việc xây dựng các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ lên đến khoảng 1.000 tỷ USD. Hành động đi ngược lại với lời nói của chính quyền Obama cũng khiến chính người Mỹ thất vọng.
New York Times dẫn lời cựu thượng nghị sĩ Mỹ Sam Nunn nói rằng: "Nhiều chính sách về vũ khí hạt nhân của Obama là khó giải thích. … Trên thực tế, các chính sách mở rộng hạt nhân của Tổng thống Obama đă trở nên tồi tệ hơn là giữ nguyên trạng".
Nói về lư do nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của ḿnh, chính quyền của Tổng thống Obama nhiều lần khẳng định là đối phó với nguy cơ đến từ Nga, tuy nhiên trang mạng InDepthNews cho rằng các thông tin trên phương tiện truyền thông phương Tây về các hoạt động hạt nhân của Moskva rơ ràng đă đưa ra những thông tin không đúng, tạo ra sự mơ hồ báo động về kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Tư lệnh lực lượng NATO ở châu Âu, tướng Mỹ Philip Breedlove thừa nhận rằng NATO không có thông tin về các hoạt động Quân sự của Nga bao gồm cả việc triển khai các vũ khí hạt nhân. Ông này chỉ dám nói rằng các lực lượng Nga "có khả năng là hạt nhân" đang được chuyển đến bán đảo Crimea. Mỹ hiện cũng đang lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để biện minh cho việc củng cố hạt nhân.
VietBF © sưu tập