Hôm qua 27/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă có tuyên bố với các nhà lănh đạo châu Phi rằng nước ông sẽ hỗ trợ 30 tỉ USD giúp “châu lục đen” phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là một nước cờ độc mà Trung cộng không thể ngờ tới v́ nơi đây họ đă nhắm từ lâu. Châu Phi là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào mà Nhật Bản sẽ đầu tư sâu và Trung Quốc có trơ mắt ra mà nh́n?
Nhật Bản – một quốc gia nghèo tài nguyên – từ lâu đă quan tâm đến việc khai thác nguồn tài nguyên dồi dào ở châu Phi. Sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 khiến gần như tất cả các ḷ phản ứng hạt nhân của Nhật Bản phải đóng cửa, nhu cầu này càng tăng mạnh.
Khi đang tham dự Hội nghị quốc tế về phát triển châu Phi (TICAD) tại thủ đô Nairobi – Kenya, ông Abe cho biết khoản hỗ trợ (đến từ chính phủ và tư nhân) sẽ kéo dài 3 năm, bắt đầu từ năm nay. Trong đó, 10 tỉ USD được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Phi (ADB).
Nhà lănh đạo Nhật Bản hy vọng khi kết hợp với đầu tư từ khu vực tư nhân, tổng số vốn đầu tư sẽ đạt khoảng 30 tỉ USD. Tại hội nghị TICAD 2013, Tokyo cũng cam kết hỗ trợ 32 tỉ USD cho “châu lục đen” trong thời gian 5 năm. Ông Abe nói rằng 67% trong số đó đă được sử dụng trong các dự án.
Thủ tướng Abe phát biểu tại Hội nghị TICAD ngày 27-8. Ảnh: REUTERS
Thống kê của Tổ chức Thương mại ngoài Nhật Bản (JETO) cho thấy đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại châu Phi năm 2015 đạt mốc 1,24 tỉ USD, giảm so với 1,5 tỉ USD một năm trước đó. Tokyo đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực như đường, sân bay, bến cảng, nhà máy điện...
Trong khi đó, đối thủ của Nhật Bản là Trung Quốc đă đầu tư 2 tỉ USD vào quốc gia Guinea Xích đạo nhiều dầu mỏ. Đây là khoản đầu tư duy nhất hồi tháng 4-2015. Nhắm không thể cạnh tranh với Bắc Kinh về độ giàu tiền mặt, Tokyo chuyển sang tập trung vào chất lượng dự án.
Thủ tướng Abe cam kết “công nghệ chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực” của Nhật Bản sẽ hỗ trợ công nghiệp hóa cho các nước châu Phi, bao gồm cả trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy vậy, Tokyo cũng lường trước những khó khăn khi đầu tư ở châu Phi, đặc biệt là mối lo ngại an ninh. Chẳng hạn vào năm 2013, một nhà máy khí đốt ở Algeria do công ty Nhật Bản xây dựng bị các tay súng Hồi giáo tấn công, giết chết 40 người bao gồm 10 người Nhật.
Ngoài ra, c̣n có các mối đe dọa ngày càng tăng từ một số nhóm Hồi giáo cực đoan như Boko Haram (hoạt động mạnh ở Nigeria), al-Shabaab (lộng hành ở Kenya)...
VietBF © sưu tập