Cho đến nay "con quái vật 21 mặt" vẫn c̣n là điều bí ẩn. Tuy không biết rằng nó có gây ra một cái chết nào không nhưng nó đă gây ra hàng loạt vụ phạm pháp trên toàn cơi Nhật Bản suốt 17 tháng khiến nhiều doanh nghiệp phải lo sợ. Và đến nay, con quái vật này vẫn c̣n là bí ẩn bởi chưa có lời giải.
Từ vụ bắt cóc tống tiền bất thành...
Vụ việc bắt đầu từ ngày 18/3/1984, ông Katsuhisa Ezaki, Giám đốc điều hành nhà máy sản xuất bánh kẹo Glico, bị hai người đàn ông bịt mặt bắt cóc. Ông Ezaki bị nhốt trong một nhà kho, c̣n bọn bắt cóc đ̣i 1 tỷ yên tiền chuộc để thả người. May mắn, ông Ezaki đă nhanh trí trốn thoát khỏi tay kẻ gian.
Nhưng điều đó không phải là sự may mắn, ngược lại, đă mở ra một triều đại đen tối cho Glico và nhiều doanh nghiệp khác.
Tháng 4/1984, một loạt xe đậu bên ngoài trụ sở chính của Glico bị thiêu rụi, vài xe xung quanh cũng bị vạ lây. Cảnh sát cho rằng vụ việc có liên quan đến trường hợp bắt cóc của ông Ezaki. Tuy nhiên, kết quả điều tra không khả quan. Rất có thể sau vụ bắt cóc hụt, những kẻ thủ ác đang nhắm đến Glico và các nhân viên.
Bức ảnh phác họa khuôn mặt của “con quái vật 21 khuôn mặt”.
Đến lời đe dọa tẩm thuốc độc vào kẹo
Tháng 5 cùng năm đó, Glico nhận được lá thư đe dọa với chữ kư “Con quái vật với 21 khuôn mặt”. Bức thư viết rằng sẽ truyền độc cyanua vào kẹo của Glico để toàn bộ sản phẩm công ty này bị nhiễm độc. Sau đó, toàn bộ kẹo của Glico phải bị thu hồi trên toàn Nhật Bản. Lợi nhuận công ty sụt giảm 20 triệu USD, 400 nhân viên bị sa thải.
Quá tŕnh điều tra của cảnh sát cũng có một vài manh mối. Camera an ninh tại một cửa hàng tạp hóa đă ghi lại cảnh người đàn ông lạ mặt cố ư đặt một số gói kẹo Glico khác thường lên kệ siêu thị. Có lẽ đó chính là những gói kẹo đă tiêm thuốc để đánh lừa người dùng. Tuy nhiên, manh mối đó không giúp ích nhiều cho cảnh sát. Thậm chí, “con quái vật” c̣n viết thư khiêu khích cảnh sát:
“Thưa các vị cảnh sát ngu ngốc! Đừng nói dối nữa. Tất cả tội ác ở Nhật Bản này đều xuất phát từ những lời nói dối đấy. Các người biết không? Các ngươi đang thua cuộc đấy”.
Không chỉ Glico, tất cả doanh nghiệp kẹo tại Nhật Bản đều bị ảnh hưởng. Doanh số giảm mạnh, lợi nhuận sụt, hàng trăm, hàng ngh́n công nhân bị sa thải.
Cuối tháng 6/1984, “Con quái vật” cho biết hắn sẽ chấm dứt những hành động chống phá của ḿnh để đổi lại 50 triệu yên. Số tiền này được ném ra khỏi cửa tàu cao tốc khi đang đi qua Kyoto. Vị trí thả là ngẫu nhiên do “con quái vật” yêu cầu.
Cảnh sát cho biết khi lên tàu, họ không nh́n thấy lá cờ trắng như đă hẹn. Tuy nhiên, một hành khách trên xe lửa đă có hành động đáng ngờ. Cảnh sát mô tả hắn có dáng người cao lớn, mắt rất tinh tường. Mặc dù đă cố hết sức vây bắt nhưng cuối cùng, nghi phạm vẫn trốn thoát. Vụ tiền chuộc bất thành.
Đến tháng 10/1984, “con quái vật” gửi thư cho các bà mẹ trên khắp Nhật Bản. Hắn nói rằng đă tẩm độc vào 20 gói kẹo, đặt chúng ở khắp các siêu thị, tạp hóa trên cả nước. Cảnh sát phải tung người đi khắp nơi và chỉ có thể thu hồi 10 gói kẹo.
Tháng 1/1985, dựa vào video tại một cửa hàng ở Kyoto, cảnh sát đă đưa bản phác họa chân dung hung thủ. Tuy nhiên, không ai nhận dạng được hắn.
Tháng 8/1985, “con quái vật” tuyên bố hắn đă có nạn nhân đầu tiên, dù chỉ là gián tiếp. Không may, đó lại là Giám đốc Sở cảnh sát. V́ quá áp lực do truy bắt, người cảnh sát đă tự thiêu. Trong bức thư sau đó, “con quái vật” viết:
“Giám đốc cảnh sát đă chết! Hắn thật ngu ngốc. Chúng tôi không hề ẩn náu bí mật ǵ vậy mà suốt năm tháng qua, cảnh sát đă làm ǵ vậy? Hăy coi bọn tôi là bài học để t́m cách điều tra cho tốt hơn. Bọn tôi không đi hành hạ các doanh nghiệp nữa đâu. Nếu có bất cứ ai uy hiếp công ty thực phẩm th́ đó không phải là chúng tôi, chúng chỉ là kẻ bắt chước. Chúng tôi là người xấu. Chính v́ thế, chúng tôi c̣n nhiều việc phải làm hơn là trêu các doanh nghiệp”.
Sau bức thư đó, “con quái vật 21 khuôn mặt” cũng biến mất. Cho đến nay, vụ án cũng đă khép lại. Nếu bị bắt, những kẻ quấy rối cũng không c̣n bị truy tố nữa.
Therealtz © VietBF