Uyên Nguyễn sang Mỹ từ năm 11 tuổi. Cô thành thật nói: Hăy cho dân tỵ nạn theo đuổi Giấc mơ Mỹ như tôi. Cô tâm sự rằng: Tôi là một người Việt Nam tị nạn đến nước Mỹ 34 năm trước. Nếu như tôi đến ngày hôm nay, có lẽ tôi đă bị xua đuổi.
Trong lúc chính phủ Mỹ đang chuẩn bị thông báo chỉ tiêu tị nạn thu nhận vào Mỹ trong năm tới, tôi thật ḷng xót xa cho những người mẹ và trẻ em đang cố gắng hết sức t́m nơi trú ẩn an toàn và một cuộc sống an b́nh hơn ở xứ sở này.
Chẳng ai muốn bỏ xứ ra đi cả. Với bố mẹ tôi, đó là một lựa chọn hết sức đau ḷng, nhưng họ không có cách nào khác để bảo vệ con cái.
Lúc mới 10 tuổi, tôi và anh trai 15 tuổi đă trải qua một chuyến vượt biển nguy hiểm và kinh hoàng, trôi dạt trên biển Đông, trước khi được các dân chài Phi Luật Tân tử tế giúp đưa vào đất liền. Sau đó, chúng tôi tạm cư một năm rưỡi tại một trại tị nạn trong lúc mong đợi một tương lai sáng sủa hơn.
‘Giấc mơ Mỹ’ đă giúp tôi có mặt tại xứ sở này hôm nay. Giấc mơ đó càng ngày càng xa vời với rất nhiều người. Hằng bao nhiêu người Mỹ đă dang tay đón hai đứa bé bơ vơ vào xứ sở của họ và giúp chúng tôi xây dựng đời sống mới tại nơi này.
Image captionNhà hàng ăn ở Seattle tên Nue
Tôi và anh tôi đă trở thành công dân Mỹ, tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm vững vàng, và cống hiến trở lại cho quốc gia đă đón chào chúng tôi.
Tôi đă sáng lập một nhà hàng ăn ở Seattle tên Nue, chuyên về các loại ẩm thực của thế giới. Tôi có được những cơ hội hoàn toàn quá tầm tay với của nhiều người trên thế giới, kể cả các bạn và thành viên của gia đ́nh tôi bị bỏ lại. Đó là lư do tôi thật sự xót xa cho những người tị nạn và di dân ngày hôm nay.
Thành quả tái định cư người tị nạn tại Mỹ – hơn 3 triệu người từ năm 1975 đến nay – đă tạo nhiều lợi ích cho xă hội chúng ta. Người tị nạn đă vươn lên để mở các doanh nghiệp, trở thành kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, đại sứ, quân nhân và giáo viên phục vụ nước Mỹ. Họ là hàng xóm, bạn và đồng nghiệp của chúng ta.
Khát vọng quan trọng khi sáng lập ra nước Mỹ là gây dựng một nơi trú ẩn an toàn cho những nạn nhân của bạo lực và đàn áp. Ngoảnh mặt với những con người này đồng nghĩa với phản bội cái khái niệm căn bản về gốc tích của người Mỹ. Trớ trêu thay, ngay khi những biến cố trên thế giới làm rất nhiều người bị phân ly khỏi xứ sở họ, chính sự phản bội này đang xảy ra.
Theo tổ chức Oxfam America, hơn 70 triệu người khắp thế giới đă bị bạo động, đàn áp và chiến tranh buộc phải rời bỏ quê hương. Chính phủ Trump đối phó với sự kiện này bằng cách đóng cửa biên giới và xua đuổi những con người khốn khổ nhất hành tinh – những người như tôi và anh tôi khi c̣n là tị nạn.
Món cánh gà ở nhà hàng Nue
Image captionMón cánh gà ở nhà hàng Nue
Những thành phần cực đoan trong nội các Trump c̣n toan tính cắt con số người tị nạn được cho phép nhập cư trong năm tới xuống số không, một hành động dă man và vô nhân tính phản bội lại lư tưởng căn bản của quốc gia này. Từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump và nội các của ông đă làm mọi nỗ lực để quay ngược quá tŕnh lâu dài của xứ sở này đă tiếp đón người tị nạn và di dân và cho họ chỗ trú ẩn an toàn từ những nghịch cảnh hầu hết chúng ta không thể tưởng tượng nổi.
Chúng ta đă chứng kiến chương tŕnh tái định cư người tị nạn bị phá hoại đến mức nào. Chính phủ đă thi hành các thủ tục thanh lọc mới và các đ̣i hỏi giấy tờ khó khăn trong một nỗ lực cấm cản “cửa sau” để ngăn chặn người tị nạn từ một số quốc gia vào Mỹ. Trong năm qua, nước Mỹ chỉ tái định cư 28.000 người tị nạn – con số thấp nhất trong lịch sử của chương tŕnh tái định cư người tị nạn.
Là người Mỹ, chúng ta phải duy tŕ sự cởi mở về tinh thần, ḷng nhân ái và chính sách nhập cư đối với người tị nạn đang trốn chạy những bạo lực và đàn áp – những người tị nạn như tôi, với niềm hy vọng duy nhất là t́m được một nơi khác để sống. Nói cho cùng, chúng ta đều là con người, chỉ cố gắng làm những ǵ tốt nhất có thể. Mong mỏi sự an toàn và một tương lai sáng sủa cho gia đ́nh là đường chỉ xuyên qua mỗi người trong chúng ta.
Đứng ở một bến bờ an toàn mà chứng kiến cảnh người tị nạn bị chết đuối, chết đói hoặc chết khát, sự lựa chọn duy nhất của chúng ta là ném cho họ một sợi dây cấp cứu để kéo họ vào.
Uyên Nguyễn đến Mỹ ở tuổi 11. Bà là chủ nhân của nhà hàng Nue tại Seattle, chuyên về các loại ẩm thực của thế giới, và là thành viên hội đồng quản trị của vài tổ chức thiện nguyện và phi vụ lợi, kể cả PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến.
VietBF@ sưu tầm.