Thực phẩm giàu magie, chất xơ và chứa probiotic như trái cây, sữa chua có tác dụng nhuận trạng, góp phần tăng nhu động ruột, giảm triệu chứng táo bón.
Thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại hạt, đậu lăng, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu gà. Chất xơ hòa tan được lên men trong ruột già, hỗ trợ duy trì đường ruột khỏe bằng cách tăng lượng vi khuẩn tốt. Lưu ý bổ sung chất xơ từ từ theo giai đoạn. Không ăn quá nhiều cùng một lúc dễ gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi.
Thực phẩm giàu magiê khi vào cơ thể cũng góp phần giữ nước để làm mềm phân, tăng số lần đi ngoài. Magie có nhiều trong rau lá xanh đậm, quả bơ, các loại hạt, hạt chia, chocolate đen và cá béo như cá hồi.
Thực phẩm probiotic. Để nhuận tràng, giảm cảm giác khó chịu, bạn nên ăn các món giàu probiotic như sữa chua, phô mai, bông cải xanh, mận khô, đậu nành, hạt chia và quả sung. Chúng chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ điều trị táo bón mạn tính.
Thảo mộc như gừng có thể tăng tốc hoạt động tiêu hóa đồng thời ngăn ngừa đầy hơi và chuột rút. Bạc hà có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, giảm táo bón.
Nước phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón. Uống nhiều nước trong ngày để làm mềm phân khô và cải thiện tiêu hóa tổng thể.
Nước ép mận có thể ngăn ngừa phân cứng, vón cục, giảm đầy hơi, chướng bụng. Những loại nước ép trái cây khác, nước dừa cũng giúp giảm táo bón và tăng tốc quá trình tiêu hóa.
Nước ép lô hội (nha đam) có tác dụng kiểm soát táo bón định kỳ bằng cách cải thiện nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình di chuyển thức ăn qua đường ruột.
Cà phê chứa caffein cũng kích thích nhu động ruột bằng cách tăng co bóp ruột.
Ngoài ăn uống, một số cách tự nhiên cũng hỗ trợ tăng nhu động ruột gồm massage bụng, đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Vận động nhiều và thường xuyên để cải thiện tình trạng đi ngoài. Khi thử các biện pháp tự nhiên trên không hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
|