Khi Quyết định 2345 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7, việc xác thực thanh toán trực tuyến sẽ được chia làm 4 cấp độ bảo mật từ thấp tới cao.
Số liệu từ CLB VietFintech cho thấy trong 3 năm vừa qua, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh của thanh toán không dùng tiền mặt.
Chỉ tính riêng tháng đầu năm nay, lượng giao dịch thanh toán số đă tăng khoảng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giao dịch qua kênh internet tăng khoảng 58% và qua điện thoại thông minh tăng khoảng 68%.
Đi cùng với đó, các hành vi lừa đảo, gian lận gây mất an ninh, an toàn trong thanh toán cũng diễn ra phức tạp, tinh vi và khó lường hơn.
Để khắc phục t́nh trạng này Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đă ban hành nhiều giải pháp, trong có Quyết định 2345 về giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thẻ ngân hàng, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7.
4 cấp bảo mật mới cho giao dịch chuyển tiền online
Từ ngày 1/7, khi Quyết định 2345 chính thức có hiệu lực, việc xác thực thanh toán trực tuyến sẽ được chia làm 4 cấp độ bảo mật từ thấp tới cao.
Cụ thể, cấp đơn giản nhất là bảo mật loại A, khách hàng chỉ cần xác thực bằng tên đăng nhập, mật khẩu hoặc mă PIN và không bắt buộc xác thực tại bước thực hiện giao dịch nếu đă đăng nhập trước đó.
Cấp xác thực này áp dụng với các giao dịch tra cứu thông tin; chuyển tiền trong cùng ngân hàng, cùng chủ tài khoản hoặc giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ giá trị dưới 5 triệu đồng.
Ở cấp cao hơn là bảo mật cấp độ B, h́nh thức áp dụng gồm nhập mă OTP, nhận dạng sinh trắc học gắn với thiết bị cầm tay, hoặc bằng chữ kư điện tử an toàn.
Bảo mật loại B áp dụng với các giao dịch chuyển tiền cho người khác (kể cả cùng ngân hàng); chuyển tiền, nạp, rút tiền trong ví điện tử giá trị dưới 10 triệu đồng/lần và dưới 20 triệu đồng/ngày. Hoặc giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ giá trị 5-100 triệu trong 1 lần hoặc 1 ngày.Ở cấp độ bảo mật C, khách hàng sẽ phải xác thực sinh trắc học khớp với các nguồn dữ liệu đă định danh. Áp dụng với việc chuyển tiền giá trị 10-500 triệu đồng/lần.
C̣n cấp độ bảo mật loại D yêu cầu kết hợp sinh trắc học với một biện pháp khác như nhập mă OTP; kết hợp phương thức xác thực nhanh trực tuyến (FIDO) với cấp độ xác thực mạnh hơn kèm thêm chữ kư điện tử an toàn.
Đây là mức độ xác thực cao nhất theo Quyết định 2345, được áp dụng với tổng số tiền chuyển khoản, nạp ví điện tử trên 1,5 tỷ đồng, chuyển tiền ra nước ngoài trên 200 triệu/lần hoặc trên 1 tỷ đồng/ngày.
Quyết định 2345 cũng nêu rơ các biện pháp xác thực có tính bảo mật cao sẽ áp dụng được với cả biện pháp xác thực có tính bảo mật thấp hơn.
Cụ thể, biện pháp xác thực giao dịch loại D có thể xác thực giao dịch loại A, B, C. Cấp C có thể xác thực giao dịch cấp A, B và biện pháp xác thực cấp B có thể xác thực giao dịch cấp A.
Triển khai đồng bộ
Theo số liệu cập nhật của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), tính tới tháng 4 năm nay, đă có 51/59 tổ chức tín dụng phối hợp với C06, Bộ Công an để triển khai xác thực khách hàng thông qua căn cước công dân (CCCD) gắn chip tại quầy.
Đồng thời 41/59 tổ chức tín dụng thực hiện xác thực CCCD gắn chip qua ứng dụng trên thiết bị di động và 14 đơn vị tham gia triển khai ứng dụng định danh điện tử công dân (VNeID).
Thời gian vừa qua, các ngân hàng thương mại cũng đă đồng loạt phát đi thông báo, yêu cầu khách hàng cài đặt sinh trắc học để đáp ứng quy định mới về thanh toán ngân hàng được áp dụng từ 1/7 tới đây.
Để cài đặt sinh trắc học, khách hàng có thể mang CCCD gắn chip đến các điểm giao dịch của ngân hàng; hoặc có thể tự cài đặt online bằng cách truy cập ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng và thao tác theo các hướng dẫn của ngân hàng.
Tuy nhiên, các ngân hàng thừa nhận việc thu thập dữ liệu c̣n gặp khó khăn, đặc biệt với các khách hàng lớn tuổi, chưa quen sử dụng điện thoại thông minh, những khách hàng chưa làm lại căn cước công dân gắn chip hay những người phẫu thuật thẩm mỹ.
|