Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhắc lại Bắc Kinh đang t́m cách chấm dứt khủng hoảng thông qua ngoại giao.
Chủ tịch Tập Cận B́nh cho biết Trung Quốc đang t́m cách thúc đẩy ḥa b́nh thông qua ngoại giao trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và phản đối mọi nỗ lực leo thang thù địch hoặc bôi nhọ Bắc Kinh về lập trường của nước này.
Mỹ và các đồng minh cáo buộc Trung Quốc gián tiếp tham gia vào cuộc giao tranh giữa Moscow và Kiev khi được cho là đă không hạn chế việc cung cấp hàng hóa lưỡng dụng cho Nga. Các quốc gia phương Tây đang cung cấp vũ khí, huấn luyện và thông tin t́nh báo cho Kiev nhưng tuyên bố họ không tham gia vào cuộc xung đột.
Phát biểu ngày 24/6 sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, người đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc, ông Tập cho biết mục tiêu của Bắc Kinh là “tránh mở rộng và gia tăng xung đột”, giảm bớt căng thẳng và “tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán ḥa b́nh".
Ông Tập nói thêm: “Trung Quốc phản đối một số người đang lấy cớ thương mại Trung-Nga b́nh thường để chuyển hướng sự chú ư và bôi nhọ Trung Quốc. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục đóng vai tṛ mang tính xây dựng trong việc giải quyết chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine theo cách riêng của ḿnh".
Đầu tháng này, Thụy Sĩ đă tổ chức “hội nghị thượng đỉnh ḥa b́nh” theo yêu cầu của Kiev. Nga không được mời khiến Trung Quốc từ chối tham gia.
Ông Duda bày tỏ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ đóng vai tṛ giải quyết xung đột “phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”. Ba Lan là nước láng giềng có biên giới giáp Ukraine, cũng được coi là một trong những đồng minh ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất. Tổng thống Ba Lan cho biết ông đă giải thích lập trường của Warsaw với ông Tập, bao gồm cả việc nước này phản đối việc thay đổi biên giới quốc gia bằng lực lượng quân sự.
Chính phủ Trung Quốc đă bác bỏ cách phương Tây gán ghép cuộc xung đột Ukraine, vốn coi đây là hành động xâm lược vô cớ của Nga. Thay vào đó, Bắc Kinh coi việc mở rộng NATO ở châu Âu là nguyên nhân chính. Họ cũng nhiều lần kêu gọi các nước khác từ bỏ “tâm lư Chiến tranh Lạnh” và tránh “tṛ chơi có tổng bằng 0” trong quan hệ đối ngoại.
Theo hai nhà lănh đạo, cuộc đàm phán Ba Lan-Trung Quốc kéo dài khoảng 4 giờ và tập trung vào các vấn đề song phương, bao gồm việc nới lỏng các quy định về thị thực và sự tham gia của Ba Lan vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
VietBF@ sưu tập
|